- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tăng trưởng chậm và chuyển
dịch cơ cấu mang nặng tính tự phát. Giá trị sản xuất ngư, nông, lâm giai đoạn 2001 - 2005 bình quân mỗi năm tăng 5,62%; 2006 - 2011 tăng 7,41%. Thời gian qua khu vực này phát triển không đều, thủy sản tăng nhanh nhưng nông nghiệp giảm và lâm nghiệp tăng rất chậm.
- Sản xuất nông nghiệp: Giảm sút cả trồng trọt và chăn nuôi. Giá trị sản
xuất nông nghiệp (theo giá 1994) giai đoạn 2001 - 2005 giảm 2,33%; giai đoạn 2006 - 2011 tăng 6,66%. Cả hai ngành trồng trọt và chăn nuôi đều tăng theo xu hướng không đều, thiếu bền vững. Tỉnh chủ trương chuyển một phần đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm, dẫn đến giá trị sản xuất nơng nghiệp giảm mạnh. Cịn giá trị sản xuất chăn nuôi tăng giảm không ổn định chủ yếu là do dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm.
- Sản xuất lâm nghiệp: Gặp nhiều bấp bênh, chưa ổn định, giá trị sản
xuất lâm nghiệp liên tục giảm. Giai đoạn 2001 - 2005 giảm 0,12%; giai đoạn 2006 - 2011 giảm 1,58%. Giảm ở diện tích trồng rừng và khai thác lâm sản. Những năm gần đây, chủ trương giao đất, khốn rừng có thay đổi theo hướng khốn theo hộ gia đình nhằm tăng cường trách nhiệm của lâm hộ, đảm bảo cho rừng ít bị lâm tặc khai phá. Mặt khác, nhằm giúp cho một bộ phận dân cư sống bằng nghề rừng có được cuộc sống ổn định. Nhưng nhìn một cách tổng qt các chủ trương, chính sách về sản xuất lâm nghiệp của tỉnh chưa phát huy hiệu quả, huy động doanh nghiệp đầu tư, khai thác tiềm năng lợi thế của
rừng rất hạn chế; quan tâm của chính quyền địa phương chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của rừng.
- Sản xuất thủy sản: Sản lượng, giá trị tăng nhanh nhưng chưa bền
vững, tiềm ẩn rủi ro cao, sức cạnh tranh thấp, đối mặt với nhiều diễn biến bất lợi, khó lường của thị trường. Giai đoạn 2001 - 2005 sản xuất thủy sản tăng trưởng 7,47%; giai đoạn 2006 - 2011 tăng trưởng 7,65%. Số diện tích ni tôm công nghiệp tăng nhanh năm 2005 đạt 1.085 ha, đến 2011 đạt 3.511 ha, tăng 1,9 lần so với năm 2010 và 2,24 lần so với năm 2005.
- Cơng nghiệp hóa trong lĩnh vực nơng nghiệp: Cịn phụ thuộc q
nhiều vào cụm cơng nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau, chiếm 49,8% năm 2011 và 48,2% của hai năm liền trước đó. Các biểu hiện như, sự tăng trưởng của công nghiệp địa phương thiếu ổn định, chưa được đánh giá, đầu tư đúng mức, những khó khăn, yếu kém chưa được làm rõ một cách nghiêm túc, cạnh đó, cịn các khó khăn do yếu tố khách quan về địa lý, đặc điểm dân cư, yếu tố sản xuất truyền thống chậm chuyển đổi…
- Đầu tư và phát triển: Tính đến nay, tồn tỉnh chỉ có 4 dự án FDI đầu
tư với số vốn 2,125 triệu USD (trong khi đó, tỉnh Long An có 407 dự án với
số vốn lên đến 3,4 tỷ USD). Do thiếu vốn nên việc chi cho đầu tư phát triển từ
nguồn vốn ngân sách Nhà nước thấp, năm 2001 chi cho đầu tư phát triển 21,4% tổng chi ngân sách và năm 2011 chiếm khoảng 12,6%.
- Xây dựng cơ bản: Nguồn vốn đầu tư thấp, tiến độ triển khai một số
cơng trình chậm, cơng tác đền bù giải tỏa cịn nhiều vướn mắc, chính sách đất đai cịn bất cập. Phương châm Nhà nước và nhân dân cùng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thành thị, nông thôn, nhất là giao thông, thủy lợi, điện, cầu, cống, thương mại, dịch vụ... một số nơi triển khai chưa đồng bộ, công tác quy hoạch chưa theo kịp, hiệu quả, chất lượng đầu tư thấp. Điều kiện tự nhiên của tỉnh, như địa lý, địa hình phức tạp, suất đầu tư cao. Trong khi đó năng lực quản lý, trình độ chun mơn của cán bộ cịn bất cập, công tác đầu tư nặng về
thủ tục hành chính, năng lực các nhà tư vấn, xây dựng cịn nhiều hạn chế, gây khơng ít khó khăn, lãng phí lớn.
- Các vấn đề về xã hội: Lao động, việc làm, mức sống, y tế, văn hóa,
giáo dục… tuy có bước phát triển nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Đời sống một bộ phận nơng dân cịn khó khăn, chưa ngang bằng với mặt bằng chung của khu vực. Nhất là còn hạn chế về chất lượng giáo dục, hưởng thụ văn hóa, chăm sóc y tế… là những vướng mắc làm hạn chế tốc độ phát triển của tỉnh.