Thành phần kinh tế tư nhân (bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân) ở nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh cà mau (Trang 61 - 63)

chủ và tư bản tư nhân) ở nông thôn

Kinh tế tư nhân trong những năm qua đã thể hiện rõ vai trị là thành phần kinh tế chủ lực trong nơng nghiệp và nông thôn, là lực lượng chủ công trong thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Đặc biệt kinh tế tư nhân dễ thích nghi với nền kinh tế nơng nghiệp sản xuất nhỏ. Kinh tế tư nhân thường hoạt động với 3 loại hình chủ yếu: Kinh tế hộ, KTTT và kinh tế tư bản tư nhân.

- Kinh tế hộ nông dân (Kinh tế cá thể)

Dân số tỉnh Cà Mau có trên 1.217.353 người, 80% là nơng dân (khoảng 165 ngàn hộ, với trên 800 ngàn người); kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Với diện tích đất tương đối rộng, (trên 520 ngàn ha). Trong đó đất nơng nghiệp khoảng 325 ngàn ha, chiếm 62,56% diện tích tự nhiên. Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh năm 2011 (tính theo giá so sánh năm 1994) tăng 3,6 lần so với năm 1997 (năm tái lập tỉnh). Nếu tính từ năm 2001 đến nay, tăng trưởng GDP bình quân 11,55%/năm, riêng lĩnh vực ngư - nơng - lâm nghiệp tăng trưởng 7,01%, GDP bình qn đầu người năm 2011 đạt 23,4 triệu đồng/người, tăng 5,3 lần so với năm 2001. Cơ cấu kinh tế hộ nơng dân đóng góp vào lĩnh vực ngư - nơng - lâm nghiệp năm 2001 đạt 102,5%, năm 2005 đạt 108,6%, năm 2010 đạt 106,5% và năm 2011 đạt

107,0%. Tuy nhiên, tỷ trọng cơ cấu kinh tế lĩnh vực ngư, nông, lâm nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh giảm lần lượt là năm 2001 là 57,91%, năm 2005 là 52,46%, năm 2011 là 38,78%. (Xem bảng 2.9)

- Kinh tế trang trại

Tỉnh Cà Mau hiện trên 2.500 hộ gia đình nơng dân đạt tiêu chí trang trại. Đến nay, mới có trên 600 hộ được cơng nhận sản xuất trang trại trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp. Những hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi khi đạt được tiêu chí kinh tế trang trại, hiện tại đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh cho phong trào phát triển nông nghiệp - thủy sản và kinh tế nơng thơn. Các địa phương có mơ hình kinh tế trang trại nhiều, hiệu quả là Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Năm Căn... Hiện nay, cịn có một số huyện phát triển mạnh loại hình này như Phú Tân, Cái Nước, Thới Bình. Kinh tế trang trại đều huy động tốt nguồn vốn trong dân, mở mang được diện tích đất trồng, đất hoang hóa, tạo thêm việc làm cho lao động nơng thơn, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh. Hàng hóa nơng - thủy sản làm ra ổn định với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở địa phương và đảm bảo cung ứng cho xuất khẩu.

- Kinh tế tư bản tư nhân

Kinh tế tư bản tư nhân góp phần quan trọng vào việc phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Ở Cà Mau, cách đây khoảng 5 năm, kinh tế tư bản tư nhân đã bắt đầu xuất hiện trong nơng nghiệp với quy mơ nhỏ, sức đóng góp khoảng 10.000 triệu đồng, chiếm khoảng 1% giá trị sản xuất nông nghiệp. Nhưng đến 2011, kinh tế tư bản tư nhân tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thủy sản, chiếm hơn 85%, số còn lại chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giải quyết khoảng 40% lao động nông thôn. Các ngành nghề chính trong chế biến nơng - lâm - thuỷ sản: chế biến thủy hải sản, xay xát lúa gạo, chế biến thức ăn thuỷ sản; thu hoạch lúa, thức ăn gia súc, sản xuất nơng ngư cơ, máy móc, thiết bị… Kinh tế tư bản tư nhân cịn góp phần

mở rộng thị trường, tiêu thụ nông sản và các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Đồng thời cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nơng thơn, như: phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc phục vụ sản xuất nơng nghiệp, cơng nghệ thông tin; cung ứng cây - con giống; các dịch vụ vận chuyển hàng hoá, nơng sản hàng hố… [17, tr.144-145]

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh cà mau (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w