Tỉnh Cà Mau hiện có 37 làng nghề nơng thơn đang hoạt động, với 5 nghề truyền thống là dệt chiếu cói, chế biến tơm khơ, hầm than đước, vót đũa đước và chế biến mắm đồng thuộc 18 làng nghề truyền thống. Ngoài những làng nghề truyền thống kể trên, ở Cà Mau cịn có nhiều nghề khác như đan lát, ép chuối khô, chế biến cá khoai khô, nấu rượu, chế biến mắm ruốc và chế biến ba khía muối…
- Nghề dệt chiếu: Nói đến làng nghề ở Cà Mau, ít ai khơng biết đến
làng nghề dệt chiếu, miền Bắc có những nơi nổi tiếng làm chiếu như Thái Bình, Thanh Hóa… thì trong Nam, chiếu Cà Mau được biết đến từ rất xa xưa. Những nơi một thời nổi tiếng về làm chiếu như Tân Duyệt (huyện Đầm Dơi), Tân Lộc (huyện Thới Bình)… Có một nơi mà người ta biết đến nhiều nhất là sản phẩm chiếu bông được làm ra ở Tân Thành (thành phố Cà Mau). Chiếu ở đây làm ra với những đặc điểm rất độc đáo như họa tiết trang trí đẹp mắt, tỉ mỉ, cơng phu, bền chắc nên khách thập phương đến đây đặt mua hàng rất nhiều, nhất là những đơi trai gái trước ngày cưới đã tìm đến đây mua cho mình một chiếc chiếu bền đẹp, với mong muốn cho cuộc sống vợ chồng hạnh phúc dài lâu. Thời kỳ mở cửa, sản phẩm chiếu cói xem ra bị lép vế so với các loại chiếu khác mới ra. Hàng loạt các mặt hàng mới như chiếu nilon, chiếu gỗ, chiếu tre, chiếu cọ… tràn ngập khắp thị trường, tưởng như chiếu cói Cà Mau khơng cịn chỗ đứng. Nhưng, như một lẽ tất nhiên, sản phẩm chiếu cói Cà Mau lại được trả về đúng vị trí của nó. Sau nhiều thăng trầm của làng nghề dệt chiếu, tỉnh Cà Mau hiện đã thành lập được 3 HTX trong lĩnh vực dệt chiếu, ba hợp tác xã này đều ở những địa phương vốn dĩ nổi tiếng về nghề chiếu là: Tân Lộc (huyện Thới Bình), Tân Duyệt (huyện Đầm Dơi) và Tân Thành (thành phố Cà Mau). Với sự hỗ trợ của máy móc nên giờ đây, một
người thao tác có thể làm nhiều gấp 5 đến 6 lần hai người trước kia nên doanh thu đã cao hẳn lên so với trước đây.
- Nghề ni cá: Ở Cà Mau, người ta cịn biết đến một làng nghề nữa là
ni cá chình và bống tượng, vì nơi đây ni sớm nhất, phát triển nhanh nhất, hiệu quả nhất so với các vùng khác. Cá chình và bống tượng gắn liền với sản xuất của bà con nông dân và góp phần to lớn vào chuyển dịch sản xuất nơng thơn. Sau khoảng hai chục năm hình thành và phát triển làng nghề, từ con số hộ theo nuôi đếm trên đầu ngón tay, hiện nay số hộ ni cá đặc sản đã lên tới hàng trăm hộ với diện tích đến 400 ha. Việc hình thành làng nghề ni cá cũng đã tạo ra trong địa phương một hệ thống dịch vụ cung cấp cho nghề nuôi cá, đảm bảo cho hầu hết người lao động ở đây có việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định. Có rất nhiều hộ từ nghèo khó đã đủ ăn và trở thành hộ khá, giàu.
- Nghề làm đũa: Nghề làm đũa đước tập trung nhiều ở hai huyện Năm
Căn và Ngọc Hiển đang mở ra nhiều cơ hội thoát nghèo cho các cư dân sinh sống tại những khu rừng ngập mặn của Cà Mau, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giảm áp lực xã hội đối với tài nguyên rừng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Công việc để sản xuất đũa đước có lợi thế là đầu tư máy móc, thiết bị khơng q lớn, phù hợp với khả năng kinh tế của hộ nghèo, sản phẩm làm ra có thị trường tiêu thụ ổn định, lợi nhuận khá, đồng thời có nguồn nguyên liệu gỗ đước tại chỗ dồi dào. Chính vì vậy, mơ hình HTX sản xuất đũa đước xuất hiện tại nhiều địa phương có rừng ngập mặn đang tạo đà phát triển mạnh cho nghề truyền thống này trong thời gian qua [10].