Kinh nghiệm của tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh cà mau (Trang 37 - 38)

- Huy động các nguồn lực đầu tư theo mục tiêu: Số lượng các nhà đầu tư

vào Kiên Giang tăng nhanh từ 150 nhà đầu tư năm 2006, đến nay tăng lên 448, trong đó có 30 nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3 tỷ USD.

Kiên Giang hiện có các vùng sinh thái trọng điểm có nhiều tiềm năng và cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp, như: Vùng tứ giác Long Xuyên với thế mạnh về nuôi trồng thủy sản và công nghiệp chế biến thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển du lịch sinh thái biển đảo, kinh tế cửa khẩu; vùng Tây sông Hậu là vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp chất lượng cao và nuôi trồng thủy sản nước ngọt gắn với cơng nghiệp chế biến; vùng U Minh Thượng, có thế mạnh về du lịch sinh thái và chuyên canh nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc kết hợp phát triển cơng nghiệp chế biến, cơ khí; vùng biển, đảo phát triển theo hướng tổng hợp, mà trọng tâm du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch văn hóa và đặc biệt là đảo Phú Quốc được Chính phủ phê duyệt thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại của vùng đồng bằng sơng Cửu Long phía Tây Nam Tổ quốc.

- Phát huy thế mạnh kinh tế biển đảo: Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng

phát triển kinh tế biển lớn nhất ĐBSCL. Diện tích vùng biển rộng tới hơn 63.000km2 (gấp khoảng 10 lần diện tích tự nhiên trên đất liền), với 145 hòn đảo nổi, và 43 đảo trong số này có dân cư sinh sống. Đảo lớn nhất là đảo Phú Quốc, cách trung tâm hành chính tỉnh 102km đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch trở thành trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực và thế giới. Với những tiềm năng to lớn đó, tỉnh Kiên Giang đã xác định biển là thế mạnh nổi trội cần phải được đầu tư đúng mức, phát huy tối đa lợi thế sẵn có để đẩy nhanh tốc độ phát triển KT - XH chung của toàn tỉnh [60].

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh cà mau (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w