- Về giống lúa: Năm 2001, diện tích trồng lúa của tỉnh cịn tương đối
lớn do nhân dân chưa đẩy mạnh việc chuyển dịch đất nông nghiệp từ trồng lúa sang nuôi tôm. Thời điểm này, việc cung ứng giống lúa chủ yếu thông qua trung tâm khuyến nông, chuyên cung cấp lượng giống lúa chất lượng cao cho nông dân, nhưng số lượng rất hạn chế, phần lớn nơng dân tự tìm kiếm nguồn giống trôi nổi trên thị trường nên chất lượng thấp, gây thiệt hại cho bà con
nông dân. Những năm gần đây, tỉnh tập trung xây dựng hệ thống nhân giống cấp nguyên chủng và xác nhận, nên đến nay mạng lưới cơ sở nhân giống lúa có 31 HTX nơng nghiệp, 186 tổ hợp tác và 697.343 hộ tham gia cung ứng lúa giống. Đặc điểm của tỉnh thế mạnh là con tôm chứ không phải cây lúa, nên phần lớn lúa giống nhập từ các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL là chính, cịn sản xuất lúa giống tại chỗ số lượng khơng nhiều, chất lượng khó quản lý, nên các ngành chức năng khuyến cáo không nên sản xuất lúa giống tại chỗ.
- Về giống cây ăn trái: Diện tích cây ăn trái tồn tỉnh hiện nay so với
trước khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế bị thu hẹp hơn và hiệu quả cũng không đạt cao như các tỉnh trong khu vực. Năm 2001, tỉnh chỉ có một trại giống cây và 25 cơ sở của tư nhân, nên số lượng rất hạn chế, phần lớn nơng dân tự tìm kiếm nguồn giống trơi nổi trên thị trường nên chất lượng không đảm bảo. Hiện nay, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng trung tâm giống cây trồng nhưng do nguồn vốn gặp khó khăn, nên tiến độ rất chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu tại chỗ của người dân.
- Giống gia súc:
+ Giống heo: Nhằm nâng cao chất lượng đàn heo, tỉnh khuyến khích
ni heo đực giống lấy tinh thay cho gieo tinh trực tiếp, chú trọng theo hướng thịt, tránh đồng huyết để đẩy nhanh nạc hố đàn heo. Năm 2001, có 22.745 hộ, năm 2011 tăng lên 67.824 hộ tham gia chăn nuôi heo và lai tạo heo giống. Tuy nhiên, về quy mô vẫn nhỏ lẻ, giá trị kinh tế không cao. Tại tỉnh Cà Mau, đến thời điểm này vẫn chưa có trang trại ni heo giống cũng như heo thịt, khoảng 85% thịt heo nhập từ các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ để đáp ứng nhu cầu trong tỉnh.
+ Giống bò: Chủ yếu là nhập từ nơi khác về, hiện số bò giống của tỉnh
chưa tới 50 con và bò ni lấy thịt đến năm 2010 chỉ có 502 con. Trong khi đó, ở tỉnh Long An là 81.716 con; Trà Vinh 152.434 con; Bến Tre 166.451 con; tỉnh Bạc Liêu có đàn bị ít hơn các tỉnh khác trong khu vực cũng đạt đến 1.682 con. Do điều kiện tự nhiên của Cà Mau không phù hợp để ni bị, mặt
khác do thiếu những dự án đầu tư có hiệu quả hỗ trợ người dân nên đàn bò trong tỉnh chậm được phát triển.
- Dịch vụ thuỷ nơng: Đây là loại hình dịch vụ phát triển khá sôi động ở
Cà Mau sau khi tỉnh có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ trồng lúa sang ni tơm. Ngồi cơng ty thủy lợi thuộc sở hữu Nhà nước, tỉnh đã có hơn 15 doanh nghiệp tư nhân, 207 cơ sở kinh doanh lĩnh vực dịch vụ thủy nơng. Trung bình mỗi năm tỉnh thực hiện nạo vét 650 km sơng, rạch; 35.000 ha diện tích ni tơm, với khoảng 1.200 phương tiện cơ giới và máy móc từ 15 CV đến 40CV. So với khu vực ni tơm, thì khu vực trồng lúa dịch vụ thủy nông “trầm lắng” hơn, một phần là do khu vực này tốc độ phát triển chậm, mặt khác trong đầu tư của Nhà nước cũng ít được quan tâm hơn, mặt khác đời sống, thu nhập của người dân khu vực trồng lúa cũng bấp bênh hơn khu vực nuôi tôm nên dịch vụ thủy nông cũng chậm phát triển.
- Dịch vụ vốn sản xuất nông nghiệp: Chủ yếu do các Ngân hàng thương
mại, Ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ đầu tư, quỹ tạo việc làm, quỹ xố đói giảm nghèo qua các kênh đầu tư của Nhà nước và các đồn thể chính trị xã hội. Năm 2001, tổng dư nợ từ các nguồn này là 283.220 triệu động, thì đến năm 2010 là 2.465.117 triệu đồng, tăng hơn 17 lần so với 2001. Tuy nhiên, nguồn vốn này cịn rất ít so với nhu cầu của sản xuất, cho nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn cho việc đẩy nhanh q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nông thôn. Mặt khác, phần lớn nguồn vốn là nợ ngắn hạn, nên gây trở ngại cho việc đầu tư, nhất là đầu tư chiến lược. (Xem bảng 2.6)
- Dịch vụ cung ứng vật tư thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất:
Dịch vụ này chủ yếu do tư nhân đảm nhiệm, các doanh nghiệp Nhà nước chưa đủ thực lực để vươn tới các địa bàn nông thôn, vùng sâu. Với hình thức thơng qua các đại lý bán lẻ, các cửa hàng tư nhân ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu về ngun liệu, thức ăn tơm, phân bón, thuốc trừ sâu, thiết bị, quy trình xử lý nước, xử lý ao đầm, xăng dầu cho phương tiện khai thác, máy móc nơng ngư cơ… Năm 2001, tồn tỉnh chưa tới 500 cơ sở, thì đến năm
2011 đã phát triến lên đến 13.428 cơ sở, đáp ứng đầy đủ, hiệu quả nhu cầu vật tư, kỹ thuật nông nghiệp của tỉnh.
- Dịch vụ từ tổ hợp khí điện đạm Cà Mau: Tổ hợp khí điện đạm Cà Mau đang trong giai đoạn hồn thành theo dự kiến, có tổng số vốn trong giai đoạn một lên đến 2,5 tỷ USD. Tổ hợp cơng nghiệp này gồm một đường ống dẫn khí dài 298 km trên biển và 43 km trên bờ nối từ mỏ PM-3 (thuộc vùng chồng lấn Việt Nam và Malaysia). Đường ống có cơng suất vận chuyển 2 tỷ m³ khí/năm vào khu nhà máy. Hai nhà máy điện có tổng cơng suất 1500 MW và một nhà máy phân đạm với công suất 800.000 tấn/năm. Đến cuối năm 2011, mẻ đạm đầu tiên của nhà máy được ra mắt; hiện nay, đạm Cà Mau đã có mặt trên thị trường cả nước với cơng suất đạt tối đa theo thiết kế. Dự kiến năm 2012, nhà máy khí hóa lỏng sẽ khởi cơng xây dựng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu xây dựng đất nước, trong đó có phát triển lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn.
- Dịch vụ thương mại: Tỉnh có 150 chợ và điểm mua bán nhỏ ở nông
thôn nhằm giải quyết tiêu thụ hàng hóa nơng sản, dịch vụ thương mại. Chợ vùng nông thôn ở Cà Mau phát triển mới không nhiều, về quy mô 10 năm qua cơ bản ổn định, ít được đầu tư, xây mới và số tiểu thương tăng trung bình khoảng 10%/năm, nhưng ngành nghề mới là khơng đáng kể. Trung bình có 1,5 chợ/xã, phường, thị trấn. Đặc điểm chợ của Cà Mau là các tiểu thương, người kinh doanh mua các hàng hóa nơng thủy sản của người dân, như: tơm, cua, nghêu, sị, gạo, trái cây… và bán các loại hàng hóa nhu yếu phẩm, rau cải, thực phẩm từ nơi khác mang đến.