Đối với Trung ương

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh cà mau (Trang 103 - 106)

- Cần đánh giá đầy đủ, tồn diện và có đầu tư một cách cơ bản Chương trình ngọt hóa Bán đảo Cà Mau để dẫn nước ngọt từ Sông Hậu theo Quản lộ Phụng Hiệp về các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời và một phần Thành phố Cà Mau để đẩy mạnh phát triển nơng nghiệp vùng ngọt hóa của tỉnh. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo quy hoạch, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tạo vùng nguyên liệu tập trung về nơng sản, như: thực hiện mơ hình Cánh đồng mẫu lớn, phục hồi nghề nuôi cá nước ngọt, ngành nghề truyền thống, cây ăn trái cho năng suất cao, mơ hình nơng nghiệp xanh.

- Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân bị thiệt hại do dịch bệnh thủy sản không chỉ riêng Cà Mau mà cả khu vực ĐBSCL. Mặt khác, trung ương cần có sự chỉ đạo làm rõ nguyên nhân gây bệnh trên tơm ni, đưa ra quy trình ni an tồn để hướng dẫn người ni phục hồi sản xuất.

- Cần đầu tư đê biển Đơng - Tây một cách khép kín để chủ động đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; cần hồn chỉnh chính sách về đất đai, quản lý mặt nước sông, biển; cần điều chỉnh những tiêu chí xây dựng nơng thơn mới khơng phù hợp với tỉnh, như tiêu chí về thủy lợi, xây dựng chợ nông thôn, xây dựng nghĩa trang nhân dân mỗi xã.

- Cà Mau là một trong 4 tỉnh trong “tứ giác kinh tế” khu vực ĐBSCL, do đó, Chính phủ cần có đầu tư tương xứng, nhất là đầu tư các dự án cơng nghiệp gắn với cơng trình khí - điện - đạm; đầu tư phát triển kinh tế biển mà tỉnh có thế mạnh, nhất là cảng biển, đội tàu đánh bắt xa bờ, công nghiệp chế biến thủy sản và cơng nghiệp khống sản khai thác từ thềm lục địa Tây nam.

- Tỉnh cần có đánh giá đầy đủ về tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn trong sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, xem đây là một trong ba trụ cột chính để phát triển KT-XH ở địa phương. Cần xác định rõ các cây trồng, vật nuôi chủ lực, là lợi thế của tỉnh để tập trung chỉ đạo thực hiện.

- Cần chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mưa bão, kể cả với các tình huống xấu có thể xảy ra.

- Cần rà sốt để có quy hoạch phù hợp đảm bảo phát triển hài hịa giữa nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ, du lịch, cụ thể hóa trên từng địa bàn, tránh gây cản trở nhau trong quá trình phát triển.

- Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế biển cả đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Yêu cầu hiện nay đang đặt ra, cần thiết phải nâng cao chất lượng, hiệu quả đánh bắt để phát triển bền vững và xin cơ chế để ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các tàu đánh bắt xa bờ để tránh việc khai thác quá mức các nguồn lợi ven bờ.

Cần lựa chọn phát triển ni các sản phẩm có tính chủ lực, là lợi thế của tỉnh, như: tơm sú, tơm thẻ, hào, sị, nghêu, cá chình, cá tai tượng, cá đồng… được vậy, cần có biện pháp phát triển bền vững, nhất là việc lựa chọn các loại giống tốt, phổ biến áp dụng các quy trình ni phù hợp, cơ sở hạ tầng đồng bộ… - Chỉ đạo, rà soát kỹ để hướng dẫn người dân phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực trên từng địa bàn phù hợp với điều kiện tự nhiên đa dạng của tỉnh, đồng thời hướng dẫn đẩy mạnh việc ứng dụng KH - CN trong chăn nuôi và trồng trọt, đặc biệt là trong chăn nuôi để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả; cần thiết thành lập các trung tâm giống thủy sản để chủ động về giống; trung tâm kiểm dịch chất lượng giống vật ni. Hồn thiện việc quy hoạch, đồ án quy hoạch, tiếp tục hướng dẫn lựa chọn các nội dung ưu tiên để thực hiện, nhất là nội dung liên quan đến phát triển sản xuất.

- Tăng cường các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng và đạt độ che phủ rừng cao, sớm hồn chỉnh khốn rừng, giao đất, giao rừng cho hộ nông dân sản xuất. Tỉnh cần có chính sách thu hút doanh nghiệp và cá nhân có vốn đầu tư vào trồng rừng, khai thác lâm sản; tập trung vào một số loại cây tỉnh có lợi thế, như: tràm, đước, keo lai, bạch đàn,…

- Cần có chính sách ưu đãi tốt hơn để thu hút nguồn nhân lực, nhất là tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học, cán bộ làm công tác nghiên cứu KH - KT trên các lĩnh vực nông nghiệp đảm bảo để ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, bền vững góp phần cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh cà mau (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w