Dịch vụ trong ngành thủy, hải sản

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh cà mau (Trang 52 - 53)

- Giống thủy sản: Giống thủy sản ở Cà Mau trong thời gian qua chủ

tuy có phát triển nhưng số lượng không lớn. Năm 2011, số lượng trại giống thủy sản trong toàn tỉnh tăng gấp 3,5 lần so với năm 2001, với tổng số 688 trại giống các loại. Trung bình hàng năm, tồn tỉnh sản xuất khoảng 150.000 tỷ con giống , đáp ứng khoảng 42% nhu cầu giống thủy sản nước mặn và 65% nhu cầu giống thủy sản nước ngọt. Hiện nay, tỉnh đang mời gọi xã hội hóa các trại giống phục vụ cho ni tơm, cua, cá... để đảm bảo cung cấp đủ giống ni và bình ổn giống ni trên địa bà đến năm 2020.

- Dịch vụ đánh bắt: Nếu tính từ tái lập tỉnh Cà Mau (1997) có 1.790

phương tiện đánh bắt thủy sản (kể cả tàu, thuyền, xuồng, ghe). Đến năm 2001, con số này là 4.812 phương tiện; năm 2005 là 4.895 phương tiện; năm 2010 là 5.335 phương tiện và năm 2011 là 5.329 phương tiện. Nếu chia theo từng địa phương, cụ thể là: (xem bảng 2.5)

- Dịch vụ vận chuyển: Là địa phương duy nhất trong cả nước có 3 mặt

giáp biển với bờ biển dài 254 km, 80 cửa sông lớn ăn thông ra biển, sở hữu một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước. Do nằm ven biển nên trước đây việc chuyên chở hàng hóa sau khai thác chủ yếu bằng đường thủy, làm tăng chi phí vận chuyển, giảm chất lượng hàng hóa. Nay, đường ơ tơ đã về tới các cảng biển, việc bốc dỡ hàng thủy sản cho các nhà máy chế biến tại chỗ hay cung cấp cho khu công nghiệp chế biến thủy sản Hòa Trung - nằm ven thành phố Cà Mau, về các tỉnh hay tới thành phố Hồ Chí Minh được thuận tiện, tăng tính cạnh tranh hàng thủy sản Cà Mau trên thương trường.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh cà mau (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w