Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh cà mau (Trang 64 - 66)

- Tỷ trọng công nghiệp: Tuy Cà Mau khơng có thế mạnh về cơng

nghiệp, song hơn 10 năm qua, sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn có bước phát triển tồn diện và tăng trưởng khá. Năm 2011, tỷ trọng công nghiệp của

tỉnh tăng 9,3 lần so với năm 2001 (theo giá cố định năm 1994); trung bình mỗi năm tăng trưởng của cơng nghiệp 18,13%/năm.

Nét nổi bật trong tăng trưởng sản xuất công nghiệp là khu vực cơng nghiệp ngồi quốc doanh đạt tốc độ cao, giai đoạn 2001 - 2005 đạt 31,77.%, giai đoạn 2006 - 2011 tốc độ tăng trưởng chậm lại, đạt 11,28%/năm. Khu vực cơng nghiệp có vốn FDI chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng trưởng không cao so với các khu vực khác, đạt bình quân 7,19% và 2,34% tương ứng với hai giai đoạn. Công nghiệp khu vực Nhà nước biến động ngược chiều theo chủ trương cổ phần hóa, giai đoạn 2001 - 2005 giảm bình quân 18,82%/năm; giai đoạn 2006 - 2011 tăng 45,76%/năm (trong đó, năm 2008, tăng 392,64%; năm 2009 tăng 45,76%; năm 2010, tăng 35,96%).

- Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: Cơ cấu giá trị sản xuất

nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi từ 9,04% năm 2001 lên 17,1% năm năm 2006, bình quân mỗi năm tăng 6,65%, nếu tính giá trị sản xuất từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh năm 2011 là 1.423 tỷ đồng, bằng 38,03% so với năm 2006. Đồng thời, giảm tỷ trọng trồng trọt từ 74,79% xuống cịn 61,33%; chăn ni tăng từ 11,4% năm 2001 lên 17,11% năm 2006 và 32,41% năm 2011; dịch vụ tăng từ 4,5% năm 2001 lên 8,10% năm 2006 và 6,26% năm 2011.

Đối với sản xuất lúa của Cà Mau là chuyển đổi cơ cấu mùa vụ theo hướng tăng năng suất và tăng hiệu quả trên 1 ha đất trồng lúa. Sản xuất hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả của Cà Mau nhìn chung khối lượng khơng lớn, nhưng cũng có chuyển biến theo hướng thị trường. Sản xuất lâm nghiệp của Cà Mau thực hiện cơ chế mới về quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo hướng giao đất, khốn rừng đến hộ gia đình. Giai đoạn 2001 - 2005, tồn tỉnh trồng mới 49.357 ha, bình quân mỗi năm tăng 5.484 ha. Giai đoạn 2006 - 2011, có xu hướng giảm ở các lĩnh vực trồng, ni rừng và hoạt động khai thác rừng. Năm 2011, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 104,5 tỷ đồng, giảm

7,65% so với năm 2006, trong đó hoạt động trồng và nuôi rừng giảm 33,85% , hoạt động khai thác lâm sản giảm 5,89%.

- Chuyển dịch lao động nông thôn: Lao động và việc làm đối với một bộ phận dân cư nông thôn thời gian qua luôn được tỉnh quan tâm giải quyết bằng nhiều chính sách và giải pháp tích cực. Số lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh trước năm 2001 là 590.000 người, năm 2005 là 613,400 ngàn người, năm 2011 là 647.200 người, tăng 41,1% so với trước năm 2001. Tốc độ tăng bình quân 2,5%/năm. Mặc dù số lao động tăng nhanh, nhưng ngành nghề phi nông nghiệp tăng chậm, cơ cấu lao động chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng lao động dịch vụ 8,64% trước 2001, lên 12,58% năm 2005 và 20,7% năm 2011. Tỷ trọng lao động công nghiệp và xây dựng từ 4,9% trước 2001, lên 5,2% năm 2005 và 6,7% năm 2011. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 83,8% trước năm 2001 xuống còn 82,2% năm 2005 và 72,6% năm 2011.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh cà mau (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w