đầu tư sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế của tỉnh và nhu cầu của thị trường
- Cơng tác quy hoạch: Bổ sung và hồn thiện quy hoạch phát triển KT -
XH của tỉnh, rà sốt hồn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, các vùng và tiểu vùng phù hợp với yêu cầu và điều kiện của địa phương. Riêng đối với ngành kinh tế mũi nhọn thủy sản, cần quy hoạch rõ các vùng nuôi tôm, nuôi cá, nuôi thủy sản giống (theo phương pháp công nghiệp là chủ yếu) và các vùng dịch vụ thủy sản đánh bắt. Các vùng ổn định sản xuất lúa chất lượng cao, vùng chun canh mía, cây ăn trái, chăn ni, vùng cần chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, nuôi thủy sản kết hợp trồng rừng
tràm, rừng đước cũng cần quy hoạch lại. Việc quy hoạch cần gắn chặt với Chương trình xây dựng nơng thơn mới theo Quyết định 800-QĐ/TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tiêu chí quy hoạch nơng thơn mới được xếp vị trí hàng đầu trong Bộ 19 tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới.
- Cơ cấu đầu tư: Quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh chỉ có thể thực
hiện nếu có cơ cấu đầu tư tương xứng. Trong khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước cịn ít, vấn đề đầu tư xây dựng các cơng trình trọng điểm của tỉnh cần được tính tốn kỹ theo hướng lấy hiệu quả KT - XH làm mục tiêu. Theo hướng đó, cơ cấu đầu tư cần chuyển mạnh ưu tiên cho các cơng trình kinh tế trọng điểm của các ngành: cơng nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu chất lượng cao; xây dựng hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế Năm Căn; các khu công nghiệp sản xuất giống tôm chất lượng ở các huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Ngọc Hiển… các cơng trình thủy lợi đa mục tiêu vùng lúa thâm canh, vùng nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm giống.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH ở nông thôn: Tiếp tục phát triển
mạng lưới giao thông nông thôn bảo đảm thông suốt hai mùa mưa nắng tới các xã và cơ bản có đường ơ tơ đến các ấp, khóm. Ưu tiên phát triển giao thơng nơng thơn ở những nơi khó khăn để có điều kiện phát triển ngang bằng với những nơi khác.
- Các cơng trình thủy lợi: Cần tiếp tục đầu tư các cơng trình thủy lợi
phục vụ sản xuất, sinh hoạt đi lại của người dân bằng đường thủy; tiếp tục hoàn thiện hệ thống thủy lợi, phân cấp quản lý, nâng cao hiệu suất sử dụng các cơng trình thủy lợi trên địa bàn.
- Phát triển đô thị nông thôn: Phát triển mạng lưới thị trấn, thị tứ theo
quy hoạch; ngồi đầu tư của Nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn. Thực hiện tốt các chương trình nhà ở cho cán bộ, nhân dân có thu nhập thấp, người nghèo, gia đình chính
sách, xóa nhà tạm, cầu khỉ ở nơng thơn; thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hóa trường lớp học, trường đạt chuẩn quốc gia; trạm y tế đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định; đầu tư, xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở [52, tr.44].