- Tài nguyên đất
Tỉnh Cà Mau có 519.501 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 351.344 ha, chiếm 67,63%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 104.816 ha, chiếm 20,17%; diện tích đất chuyên dùng là 17.072 ha, chiếm 3,28%; diện tích đất ở là 5.502 ha, chiếm 1,05%; diện tích đất chưa sử dụng và sơng suối đá là 40.773 ha, chiếm 7,84%.
Nhìn chung đất ở Cà Mau thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nhưng ít thuận lợi cho trồng trọt, nhất là canh tác trong điều kiện nhờ nước mưa và luôn chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, nhất là khi chuyển đổi nuôi tôm đã làm tái nhiễm mặn cả đất ruộng và đất vườn mà hàng trăm năm trước đây nơng dân và chính quyền địa phương đã đầu tư ngăn mặn, giữ ngọt, cải tạo đất để trồng trọt. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để bố trí sử dụng đất phát triển ngư, nông, lâm nghiệp tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.
- Tài nguyên rừng
Ðến năm 2011, tỉnh Cà Mau có 107.804 ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 17.732 ha, diện tích rừng trồng là 90.072 ha. Rừng ở tỉnh Cà Mau bao gồm rừng ngập mặn ven biển (tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân) và rừng tràm ngập úng phèn (tập trung ở huyện U Minh và Trần Văn Thời). Đây là 2 hệ sinh thái rừng đặc thù ở vùng ĐBSCL, có tính đa dạng sinh học cao; đặc biệt rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm U Minh hạ, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau có vai trị cân bằng sinh thái vùng ven biển, điều hồ khí hậu và phịng hộ ven biển. Ngồi ra, trên cụm đảo Hòn Khoai và Hịn Chuối có 583 ha rừng cây gỗ q. Tuy nhiên, giá trị thuần kinh tế của rừng Cà Mau không cao, nhất là rừng tràm do trữ lượng thấp, sản phẩm gỗ tràm khó tiêu thụ, nguy cơ cháy rừng rất cao.
- Tài nguyên du lịch
Cà Mau có tiềm năng về du lịch sinh thái nổi tiếng với Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế
giới vào năm 2010. Là vùng đất giàu tiềm năng, các hệ sinh thái đất ngập nước với hệ động thực vật đa dạng của rừng đước Năm Căn và rừng tràm U Minh. Ngoài các địa danh nổi tiếng trong đất liền, cách Mũi Cà Mau 20 km cịn có đảo Hịn Khoai là một di tích lịch sử với cuộc khởi nghĩa của anh hùng Phan Ngọc Hiển, đồng thời Hịn Khoai cịn có vị trí quan trọng là nằm trên đường hàng hải quốc tế. Ngồi ra, Cà Mau cịn nổi tiếng với các sân chim, nét đặc thù của vùng đất phương Nam, như: sân chim Chà Là, sân chim Ðầm Dơi, sân chim Tân Tiến... đặc biệt với sân chim Cà Mau nằm giữa lòng thành phố thu hút rất nhiều khách thăm quan.
- Tài nguyên biển
Cà Mau là một trong 28 tỉnh ven biển của cả nước, là tỉnh duy nhất có 3 mặt tiếp giáp với biển. Lợi thế hàng đầu của tỉnh Cà Mau là thuỷ sản, với chiều dài bờ biển khoảng 252 km, gồm Biển Ðông và Biển Tây (vịnh Thái Lan). Biển Cà Mau có diện tích thăm dị khai thác rộng khoảng 70.000 km2, có các đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Ðá Bạc... rất thuận lợi cho tàu neo đậu, tránh gió và đánh bắt dài ngày trên biển.
- Tài nguyên nước
Theo kết quả điều tra, nước ngầm ở tỉnh Cà Mau có trữ lượng lớn, chất lượng đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Có 7 tầng chứa nước dưới đất (theo thứ tự từ I đến VII) với tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 6 triệu m3/ngày. Hiện nay nước ngầm ở tỉnh đang khai thác chủ yếu ở tầng II, tầng III và tầng IV (đối với giếng nước lẻ của hộ dân chủ yếu khai thác ở tầng II và tầng III). Ngoài các giếng nước công nghiệp tại thành phố Cà Mau, các thị trấn huyện lỵ, các nhà máy, lượng giếng nước khoan của các hộ dân là trên 26.000 giếng.
- Tài nguyên sinh vật
Gần 300 năm phát triển sản xuất nông nghiệp, Cà Mau đã có tập đồn giống cây trồng, vật ni khá phong phú, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh trong thời gian sắp tới. Rừng U Minh là nơi trưng bày tiêu bản sống của loài thực vật thuộc hệ sinh thái ngập nước của ĐBSCL và Đơng Nam Á, với 201 lồi thực vật, trong đó có rất nhiều lồi q hiếm có giá trị khoa học và kinh tế. Rừng ngập mặn Cà Mau có thảm thực vật gồm 66 lồi, trong đó có các lồi phổ biến là họ mắm, họ bần, họ đước, nhưng ưu thế vẫn là cây đước. Sinh sôi phát triển vững chắc dưới tán rừng đước là quần thể ngư loại khá phong phú (tơm, cua, ốc, ghẹ, sị…) và động vật có: khỉ, chim…Vùng biển Cà Mau có 175 lồi cá thuộc 116 giống, 77 họ. (Xem bảng 2.1)
Bảng 2.1: Trữ lượng và khả năng khai thác cá theo dải độ sâu
ở vùng biển Nam bộ Vùng biển Nhóm sinh thái Độ sâu (m) Trữ lượng (tấn) Khả năng KT (tấn) Nguồn số liệu Đơng Nam Bộ Cá nổi nhỏ <30 99.687 49.844 Bùi Đình Chung, 1992 >30 424.313 212.157 Cá đáy <30 49.087 19.635 Đề tài cá xa bờ và Dự án ALMRV,2000- 2002 >30 335.792 134.317 Cộng 908.879 415.953 Tây Nam Bộ Cá nổi nhỏ <30 112.439 56.219 Bùi Đình Chung, 1992 >30 203.561 101.781 Cá đáy <30 40.583 16.233 Đề tài cá xa bờ và Dự án ALMRV,2000- 2002 >30 122.106 48.842 Cộng 478.689 223.075
Nguồn: Bộ thủy sản tháng 8/1999 - Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng, 9/1997.