Một sô đặc điểm cơ bản của các đôi tượng được

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 2 (Trang 25 - 32)

t h ờ c ú n g trong lễ hội V i ệ t ^ a m

Điêu đầu tiên đáng quan tâm ỏ đây là tại sao và trên cơ sở nào mà người nguyên thủy đã tường tượng ra cả một thế giới những thần linh? Theo Tylor (Eduvard Burnelt Tylor) nhà Nhân chung học người Anh thê kỷ XIX, thì người nguyên thủy đã có những thực tiễn của họ để đi đến quan niệm vê một yếu tô cơ bản, khác với thân thể mình, "yếu tơ ấy là linh hồn" (7-67) và cho rằng linh hồn là một thức thể độc lập, là bât diệt. Tylor cũng đã tái (lựng quan niệm linh hồn như sau:

"Đấy là một hình ảnh người phi vật chất, theo bản chất nó, một thứ hơi, một thứ màng hay một thứ bóng: Nó là nguyên lai của sự sông và tư tưởng trong các nhân vật mà nó phú hồn cho, nó chiếm hữu một cách dộc lập ý thức người và ý chí của người chủ thể xác nó, chủ cũ hoặc chủ mới nó có thể rời bỏ thể xác vi di chuyển rất nhanh chóng từ chỗ này sang chỗ nọ, thường là khơng thể tóm bắt được và khơng trông thấy được, vậy mà nó lại khai triển một sức mạnh hữu thể, và nhất là xuất hiện trước mắt ngưòi thức hay người ngủ như một con mà tách biệt khỏi thể xác giống VỚI nó, nó có thể nhập vào thể xác của các sinh thể người, động vật và cả tĩnh vật, chiếm lĩnh chúng và khiến chúng hành động (7-168).

Từ quan niệm như trên vê linh hồn con người, người nguyên thủy đả đi đến kết luận rằng các động vật, cây cỏ và cả những vật vô tri vô giác (tĩnh vật) như núi non, đất đẩ, ... một khi đã có thê xác thì ắt cũng sẽ có linh hồn như con người. Bởi lẽ. con ngưòi cũng vốn là một sinh vật của tự nhiên, cho nên thế giới tự nhiên dù động hoặc tĩnh ở xung quanh con người cũng giống như bản chất con người. Vì thế, cõi tự nhiên đó cũng có

thần tính. Từ đó con người đã xây nên cả một cõi thần linh. Tù sự linh thiêng hoá các vật thể (từng sự vật hiện tượng trong tự nhiên) như thị con sơng, vực nước, cái cây, hịn đá, hang động nào đó... người ta đã đi đến lin h thiêng hoá cả một chủng loại như: thần linh của sông nước, của đất đai, rừng núi... để có các Mẫu Thủy, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Địa, một loại thần tính của chín cõi trời (cửu thiên huyền nữ), một thần tính eho mỗi vùng cư trú (bà Chúa Xứ hay Tam Phủ, Tứ Phủ)... Đây là sự xuất hiện của tín ngưỡng đa thần hay còn gọi là tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.

Đối với sự sùng bái các lực lượng Nhân Thần cũng như vậy. Cho nên, đôi với các vị anh hùng lịch sử (nhủng người có cơng cứu dân cứu nước, chống giặc...) và các vị danh nhân văn hoá (những người có cơng sáng lập, sáng tạo ra các sinh hoạt văn hoá cho cộng đồng), sau khi chết, linh hồn của họ cũng mang

thần tính. Các cá nhân đó được thiêng liêng hoá nên được dân chúng thờ vọng để ghi nhớ công ơn mong sự phù hộ độ trì.

Trên cơ sở quan niệm như vậy, các lực lượng được thờ cúng trong các lễ hội Việt Nam đã mang những đặc điểm riêng. Tất cả các đặc điểm đó đểu thể hiện một mong ước: làm sao "kéo" được các vị thần linh từ trên thượng giới xuống cõi trần gian đê sự thò cúng được dễ dàng hơn để các vị đó gần gũi dễ thơng cảm với người trần thê hơn. Mặt khác, người ta lại muốn linh thiêng hoá các nhân vật cụ thể để họ có đầy sức mạnh của thần tính phù hộ độ trì được những mong ước của con người hơn.

Vì vậy, qua các đối tượng mang thần tính được thò cúng ở các lễ hội Việt Nam, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm cụ thể sau:

- Nhân hoá các lực lượng nhiên thần (các lực lượng tự nhiên có thẩn tính) như các lực lượng làm ra hạt mưa: Tử pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện); các lực lượng tự nhiên tạo dựng nên vũ trụ như Tam phủ (Thiên Phủ, Thủy phủ, Địa phủ)... Tất cả các lực lượng đó đã biến thành Mẫu, thành những người Mẹ thực sự, gắn bó với đời thường như Pháp Vân (Bà Dâu), Pháp Vủ (Bà Đậu), Pháp Lôi (Bà Tướng), Pháp điện là Bà Dàn hay Bà Un. cả bốn bà là con gái của Phật Mẫu Man Nương, xưa kia vỏn là con gái chân quê đi ở chùa.

Các lực lượng tự nhiên dó dã dược nhân hố đến nỗi có cả "tiểu sử" (thần tích) một cách rõ ràng, cụ thể và rất đời thường. Điều đó càng được thể hiện cụ thể hơn ỏ thánh tích các Mẩu trong điện thờ Tứ Phủ. Một sơ ví dụ:

- Mau Liễu Hạnh vôn dĩ là Tiên (Thiên thần) và là hoá thân của Mẫu Thượng Thiên, nhưng đã được nhân hoá bằng việc đầu thai vào nhà Ỉ1Ọ Lê (Lê Thái Công), lớn lên được gả cho ('hàng Đào Lang, con nuôi của ông Trần Công sinh hạ được hai người con. Nàng đả sông như một vị anh hùng giữa trần gian, giúp ngưòi hiển, trừng trị kẻ xấu, là ngưòi con gái hiếu thảo, vợ hiền, mẹ đảm... giữa đời thường làng quê.

- Mẫu Thượng Ngàn - Bà Chúa cai quản rừng xanh được thờ ở đền Bắc Lệ (xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn). Bà đả được nhân hoá là con gái vua Hùng Định Vương với bà Ba tên là An Nương, nhà vua đặt tên cho cô con gái là Mỵ nương Quê Hoa. Mỵ nương Quê Hoa càng lớn càng xinh đẹp, da tráng, môi hồng, mái tóc dài thướt tha.

Theo truyền thuyết trong "Các nữ thần Việt Nam" (11) thì Mẫu Thượng Ngàn lại là con gái của Sơn Tinh và Mỵ Châu (công chúa của vua Hùng thứ 18), vua cha đặt tên là La Bình.

Nàng cũng là cơ gái xinh đẹp nết na, hiếu thảo, yêu thiên nhiên, giúp đỡ người nghèo, dạy bảo mọi người làm điểu thiện, tránh điều ác, quy phục được cả thú dữ...

- Bà mẹ Chăm Poh Nagar là con nuôi của gia dinh tiêu phu sông bên núi Đại An. Cơ gái có làn da ngăm ngăm, mái tóc đen

huyền, gỢn sóng loăn xoăn với khuôn mặt luôn rạng rờ xinh

tươi. Hàng ngày nàng theo cha mẹ nuôi vào rừng đôn củi, trồng dưa... Càng lớn nàng càng tỏ ra hiếu thảo, ngoan ngỗn và xinh đẹp, hai ơng bà tiều phu đã bàn đến* chuyện chọn một chàng rể vừa ý...

Linh Sơn Thánh Mẫu còn được người Khòme Nam Bộ gọi là Bà Đen hay Bà Đinh, là vị Thần được thờ trên núi Bà hay núi Bà Đen là ngọn núi cao vọi hẩn lên giữa dãy núi nằm thê chân kiềng chiểu dài 6km, rộng 4km, cách thị xã Tây Ninh khoảng 10km về phía Tây Bắc. Núi Bà Đen cao gần 1.000 mét là ngọn núi cao nhất Nam Bộ. Trên núi có nhiều hang động do các hòn đá lớn chồng gối lên nhau và có Điện Bà, nới thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Hàng năm, vào dịp đầu xuân năm mói từ mồng 10 tháng Giêng, dân chúng khắp nơi kéo vê đây lễ bái rất đông, nhất là ngày Rằm tháng Giêng.

Tương truyền ngày xưa, núi Bà Đen gọi là núi Một. Trên núi có một tượng Phật đá rất linh thiêng. Lúc đó núi Bà Đen còn rất hoang sơ, cọp beo khá nhiều, đường đi, lối lại khó khăn, nhưng dân chúng thập phương không quản gian nguy vẫn kéo về đây cúng Phật, có cô gái tên là Lý Thị Thiên Hương, thông thạo văn chương, biết ít nhiều võ nghệ, quê ỏ Trảng Bàng thường đến cúng Phật vàọ ngày Rằm. Tuy diện mạo, da dẻ cô

0

hơi đen, nhưng cô có vóc dáng uyển chuyển, duyên dáng khiến nhiều chàng t^rai say đắm. Trong đó có chàng trai tên là Lê Sĩ

Triệt đem lịng thíun yêu nàng. Cùng lúc đó, có một chàng con quan cũng để ý đên nàng và quyết tìm mọi cách để bắt nàng vê làm thiếp. Nhưng, nàng không chịu. Hắn thuê côn dồ đến bắt nàng (27-290).

Giữa lúc nguy khốn đó, chàng Lê Sĩ Triệt đã xuất hiện và xả thân cứu được nàng. Nàng và bỏ mẹ cảm tạ chàng trai và hứa gả cô cho chàng. Nhưng, giữa lúc đó, chàng lại phải tòng quản. Hai người hứa hẹn sẽ đợi chờ nhau. Một hôm nàng lẻn núi cầu khấn Phật, lúc vế bị bọn tay chân con quan đón đường vảy bắt. Trước tình thế đó, nàng đả lao xuông hố sâu tuẫn tiết để giữ thủy chung với người yêu. Ba hôm sau vẫn không ai biết nàng đã chết. Nhưng hơm đó, vị hồ thượng chủ trì trên chùa núi Tây Ninh đang niệm Phật, bỗng thấy con gái mặt đen, vóc dáng xinh đẹp hiện ra tự xưng rằng: Ta đây là Lý Thị Thiên Hương, 18 tuổi, chẳng may bị bọn gia nô của quan trấn Trảng Bàng đuối bắt, ta nhảy xuông hô tử tiết mà bỏ xác phàm.

Hoà thượng theo lời mách bảo, tìm xác Lý Thị Thiên Hương đem vê chôn cất tại núi Sam này, vua Gia Long nhớ lại chuyện xưa bèn phong sắc cho nàng là "Linh Sơn Thánh Mẫu chủ trì Linh Sơn tiên thạch động”, ngự ỏ núi Mộc, tức là núi Bà Đen hay núi Đênh, núi Bà ỏ Tây Ninh ngày nay (27-292).

Từ đó, sự linh thiêng đồn khắp mọi nơi xa gần, dân khắp nơi kéo đến thò phụng cho tối nay. Thánh tích của Bà còn nhiều dị bản của cả người Việt và người Khơme, nhưng các thánh tích đó đểu nhằm tới lai lịch thời con gái đời trần tục của Bà. ở đây không cần biết đảu là sự thật, đâu là hư cấu. Nhưng, qua các hun tích đó đểu chứng nhận một điểu là trước khi trở thành linh sơn Thánh Mẫu. Bà đã có cả một thịi con gái đời thường. Điểu đó đã chứng tỏ rằng, khắp nơi trên đất nước ta, các vị thần

thánh được thờ cúng tại các lễ hội đểu đã được trầ n tục hoa

lịc h sử hoá để gần gũi với dân chúng hơn.

Những hun tích đó đểu kể vê những sự việc có thật, rất đời thường và minh chứng cho việc nhăn hoá các lực lượng nhiên thần trong tín ngưỡng các dân tộc Việt Nam. Vấn đê cần bàn ở đây là tại sao các lực lượng tự nhiên đó lại phải nhân hố? Muốn giải thích được điểu này ta phải trỏ vê cơ sỏ của thuyết linh hồn mà Tylor đã chỉ ra trên đây.

Bắt đầu từ quan niệm "vạn vật hữu linh", các dân tộc Việt Nam đều coi mọi sự vật, hiện tượng xung quanh mình đểu có sức sống như con người. Nhưng, nhũng sức sống đó mang tính chất thần tính, là những "tinh linh" của các sự vật cụ thể. Sự tồn tại của các linh hồn đó đã dẫn tới quan niệm vê các thần tích độc lập. Điều đó đã tạo cho cõi tự nhiên trở thành cõi hoạt động của các linh hồn. Theo thuyết trên, hễ đã có linh hồn là phải có thể xác, hay hói khác đi là hễ có vật thể (thể xác) thì ắt có linh hồn. Tuy vơ cảm, nhưng thế giới tự nhiên lại gồm những vật thể có thật như mây, mưa, sấm, chớp núi, sông, cây cối ... Trên cơ sở những "vật thể" hay "thể xác" đó là th ế giới lin h hồn của chúng.

Dưới ánh sáng của thuyết linh hồn thì có cả một loạt nhũng ứng xử thần bí tương ứng với chúng. Đó là những thực hành ma thuật với những nghi thức, nghi lễ phức tạp của nó. Tuy nhiên, với phương pháp loại trừ suy từ đòi sống hiện thực của con người, người ta có thể nói được rằng, trong các xã hội nguyên thủy, ma thuật làm chức năng khoa học và kỹ thuật', ngăn ngừa hay sữa chữa, hạn chế những bất thuận trong sản xuất và trong sinh hoạt, như cầu đảo khi hạn hán, cầu mưa khi vào mùa, trừ ổn dịch khi sắp vào hè, trừ sầu trùng phá hại mùa màng, xin

bùa chú khi bệnh tật, gọi hồn khi gặp tai ương... đó là những biện pháp kỹ thuật ảo tưỏng, vì người ta dùng chúng tác dộng tỏi cõi thần bí, để cõi thần bí dó tác động trở lại cõi trần tục (7-172).

Trong xã hội nguyên thủy, những tác động dó (các hoạt động ma thuật) lúc đầu hoặc ít, hoặc khơng mang tính sùng kính của sự tơn thờ như sau này mà nó cịn ngây thơ như chính phương thức sản xuất thô sơ đã sinh ra nó. Thực ra, lúc đó các hoạt động ma thuật mới chỉ là một loạt biện pháp nhằm cải th iệ n tỉn h trạ n g sinh tồn của con người. Cho mãi sau này, khi xã hội đã bị phân hố, nó mới khốc cái áo huyền bí của sự thờ phụng như ngày nay. Thậm chí thê giối linh hồn đã được thần thánh hoá thêm mãi, trật đẳng hố như xã hội lồi người (7-127).

Tóm lại. để xáo lực lượng thần linh gần gũi với cõi trần tục hơn, thông cảm và hiểu thấu nỗi lòng của dân chúng hơn, các lực lượng siêu nhiên đó dã được cụ thể hố bằng các hình tượng cụ thể: biến thành người trần mắt thịt với đúng nghĩa của nó. Điểu đó khơng chỉ được thể hiện bằng dáng vóc, mặt mũi, quần áo... Mà cả sở thích, tâm hồn cũng giông như người trần tuc.

Xét đến cùng, đây là cách hiện thực hoá các khái niổtn thần

bí để có sức thuyết phục hơn, cụ thể hơn. Thần thánh (hoặc là thê giới linh hồn) không ở mãi trên thượng giới mà có lúc phải "hạ thê" sông cuộc sông thực ở trân gian. Theo Hêghen, sự "hạ thê" dó chính là sự "tha hoá", vật chất hoá các hiện tượng thuộc thê giới tinh thần. Nói khái quát hơn, mọi giá trị văn hoá của con người tạo ra đểu bắt nguồn từ vật chất, là các sự vật, hiện tượng cụ thể như trời đất, sông, núi... và các hoạt động cụ thể của đời người.

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 2 (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)