Cái cao cả, một nét đẹp hùng tráng của lẻ hộ

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 2 (Trang 110 - 113)

I. CÁC GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘ

4. Để cao cái cao cả, cái bi, cái hà

4.1. Cái cao cả, một nét đẹp hùng tráng của lẻ hộ

Cái đẹp trong lễ hội không chỉ giới hạn trong các nghi thức mang tính chất biểu hiện mà còn là cái đẹp của nội dung các nghi thức đó. Nói khác đi, cái đẹp của nội dung mà các nghi thức đó thể hiện cùng mang cái cao cả. Cái đẹp của nội dung đó

chính là cái cao cà, cái hùng tráng của các sự kiện, lìiộn tượng dưỢ(“ tơn kính trong lỗ hội. Qua nội (lung cua cái cao cả dỏ (là bộr lộ han chất thẩm mỹ của cái cao thượng, tức là dem lại cho mọi người sự khám phục, tơn kính và những khát vọng dạt tới những chân trời mói, chân trời của cái Chân, Thiện, Mỹ, cái lý tùỏng can vươn tới.

Có thể nói, lỗ hội là một sân khấu nghộ thuật tống hợp. Vì tất cả mọi hoạt dộng, mọi nghi thức, nghi lễ trong lô hội đểu vượt lên trẽn cải bình dị, mộc mạc, đơn giản thậm chí tầm thường của đời thường, đểu mang tính nghộ thuật. Đă là nghệ thuật thì khơng thổ vắng bóng những hình tượng cao thượng. Dó là cái hùng tráng của các trận chiên dấu ác liệt, sự hy sinh cao cả của các vị anh hùng lịch sử tiêu biểu của nhân dân ta.

Trước sự xâm lược của giặc An (đòi Vua Hùng thứ 6), Thánh Gióng đã xuất hiện như một vị cứu tinh để cứu đất nước thoát khỏi lũ giặc tàn bạo. Hình ảnh Thánh Gióng lớn lên như thổi trước sự nuôi dưỡng của dân làng và sự xâm lấn của giặc An đã thể hiện ý chí thơng nhất, lịng quyết tâm chiến thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Sức mạnh đó càng được nhân lên gấp bội khi chàng trai làng Phù Đổng mặc áo giáp sắt và cưỡi trên mình ngựa sắt hét ra lửa, xông pha giữa quân giặc. Đổ rồi sau chiến thắng, chàng trai bay vút lên trời mà không hê đối hồi gì đến cơng trạng của mình nơi trần thế. Cái anh hùng, cái cao cả đó trỏ nên hình tượng cao thượng cịn in mãi trong lòng nhân dân ta, khiến muôn đời tự hào, khâm phục và tiơc thương. Chính các tình cảm đó đã được các nghi thức trong lỗ hội Thánh Gióng nâng cao lẽn hết thế hộ này sang thế hệ khác và trở thành giá trị tinh thần quý báu của nhân dân ta.

Bên cạnh Đức Thánh Gióng phải kể đến Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) được thờ ở nhiều nơi, trong đó điển hình là đơn Kiếp Bạc (Chí Linh - Hải Dương). Trong đền Kiếp Bạc ngoài thờ Hưng Đạo Vương, cịn có các bàn thờ thân phụ, thân mẫu Ngài, bàn thờ các con trai Ngài là Hưng Nhượng Vương và Hưng Vũ Vương, các con gái Ngài là Quyên Thanh và Đại Hoàng và con rể Ngài là Hô Tướng Phạm Ngũ Lão cùng các vị tướng tài làm rạng danh dân tộc như gia tướng Yết Kiêu và Dã Tượng.

Hội đền Kiếp Bạc mở vào ngày 20 tháng 8 âm lịch là ngày giỗ Hưng Đạo Vương và dân gian dã tổng kết "tháng 8 giỗ cha" chính là ngày giỗ Ngài và Bát Hải Đại Vương và tháng 3 giỗ Mẹ (Mẫu Liễu Hạnh). Hội mở vào ngày giỗ Ngài, nhưng thực ra trong lỗ hội các sự kiện quan trọng mà Ngài dã chỉ huy nhân dân cả nước chiến thắng quân Mông cổ, Hưng Đạo Vương đã làm cho lịch sử Việt Nam thêm vẻ vang,-oai hùng vì là quốc gia duy nhất trên địa cầu dã đánh thắng đội quân hùng mạnh và tàn ác này.

Chiến thắng đó, Ngài đã được tơn vinh thành Thánh (Đức Thánh Trần) và các tướng tá của Ngài đã để lại trong lòng nhân dân ta sự khâm phục, niềm tự hào và kính trọng. Chiến thắng đó đã trở thành hình tượng cao thượng, tài chí đó dã là biểu tượng lý tưởng dể muôn đời noi theo.

Vì thế, ngồi đền Kiếp Bạc, Ngài còn được thờ vọng ỏ nhiều nơi khác như: Hội đền Bảo Lộc (Bảo Lộc - Xuân Trường - Nam Định), hội xã Yên Cư (Yên Khánh - Ninh Bình) và được thờ ỏ thành phơ Hồ Chí Minh... Bên cạnh Ngài, các tướng lính của Ngài cũng được thờ ở nhiều nơi như hội đền Phạm Ngũ Lão (An Thi - Hưng Yên), hội dền Yết Kiêu (Gia Lộc - Hải Dương) hay

hội đền Hưng Nhượng Vương (Trần Quốc Tảng - con trai Ngài) ở cửa Suốt gần Cẩm Phả (Quảng Ninh).

Với một đất nước có 4000 năm đánh giặc, ngồi những hình tượng hào hùng trên đây còn biết bao tấm gương sáng chói khác mà chiến công của họ cũng không kém phần oanh liệt, vẻ vang. Chúng ta có thể tìm thấy những hình tượng cao thượng đó qua tất cả các thời kỳ lịch sử của đất nưóc và họ cùng dã được thò vọng ở nhiều lễ hội khác nhau. Tất cả những hình ảnh đó, những tấm gương đó đểu toát lên vẻ cao quý đáng biểu dương và học tập. Trong khi cảm thụ cái cao thượng, ngồi khối cảm thẩm mỹ ra, con người cịn có thể nghiệm nhiệt tình của mình với cuộc sông, muôn vươn lên theo những hình tượng cao thượng đó. Giá trị của cái cao thượng chính là ỏ chỗ đó.

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 2 (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)