Lế hội truyền thống đang phục hổ

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 2 (Trang 136 - 139)

III. MỘT SỐ VẤN ĐỂ ĐẶT RA CHO LỄ HỘI TRONG XẢ HỘI H IỆ N ĐẠ

1. Lế hội truyền thống đang phục hổ

Do nhiều lý do chủ quan và khách quan, đã có thời lễ hội truyền thống ở nước ta tạm lắng xuống, thậm chí có một sô lễ hội đã mất hẳn hoặc bị mai một đi nhiều. Nhưng, từ ngày đất nước đi vào con đưòng đổi mới cùng với sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hoá, lễ hội lại có cơ may để phục hồi lại. Trong thực tế, mấy năm vừa qua, nhiêu lễ hội truyền thống nước ta không những đã phục hồi mà còn mở rộng và phát triển rất mạnh. Có lẽ phải cơng nhận rằng, trong mấy năm gần đây, cả một phong trào phục hồi và củng cố các lễ hội truyền thống ở các làng xã, từ miên núi đến miền xuôi đã phát triển rầm rộ.

Sự phục hồi của lễ hội truyền thống có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó có những nguyên nhân chính sau đây:

- Từ ngày đổi mới, di sản văn hố được nhìn nhận lại một cách đúng đắn, tích cực hơn. Đặc biệt là Nghị Quyết khoá V III

vai trò của văn hoá như là một nhân tô quan trọng trong công cuộc cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước. Tinh thần đó đã tiếp sức cho những nguồn văn hoá truyền thống lâu nay vẫn âm ỉ trong lịng các làng xã có điều kiện phục hồi.

Thực ra, với sự thăng trầm của lịch sử đất nước, với các cuộc kháng chiến vĩ dại chông Pháp rồi chông Mỹ, tuy cả nước dồn sức cho chiến trường, cả dân tộc tập trung nhân tài vật lực để chiến thắng kẻ thù, nhưng ngay chính trong lịng các làng xã. nguồn sức mạnh tinh thần của cộng đồng, trong đó có các hoạt động lễ hội vẫn không bị xố mị. Tuy, trong thực tê nó khơng hoạt động mạnh mẽ, nhưng đã trở thành một tiếm thức, một sức mạnh tinh thần từ thuở xa xưa để lại không dễ dàng mất đi được.

Có lẽ phải nói rằng, lịng u nước, yêu nền độc lập tự chủ của nhân dân ta bao gồm cả tình yêu đôi với tất cả di sản văn hoá quý báu mà ơng cha để lại. Chính tình cảm đó đã tiếp thêm sức mạnh cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam tạo nên những chiến công to lớn. Cho đến hôm nay, trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng vẫn không thể không tận dụng triệt để nguồn sức mạnh tinh thần vô giá này. Nghị quyết BCH Trung ương lần thứ 5 (Khoá V III) đã đúng khi nhận ra và để cao nguồn sức mạnh to lớn này.

Vì thế, sau ngày đổi mới, nhất là từ ngày có Nghị Quyết BCH Trung ương lần thứ 5 (Khoá V III), các giá trị văn hoá truyền thông đã được phục hồi nhanh chóng, làm cho bộ mặt nông thôn cả nước tưng bừng, khởi sắc và đầy sức sống.

- Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng được bắt nguồn từ tư tưởng đổi mới của Đảng và Nhà nựớc ta là một

loạt các chủ trướng chírrh sách thể hiện tập trung trong Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, với khoản 10, hộ gia đình được xác nhận trở lại là đơn vị kinh tê tự chủ, không những chỉ vê mặt kinh tê khởi sắc mà nhiêu yếu tô của một làng truyền thông cũng dược phục hồi. Do đó, các làng xã có điều kiện tơn tạo, tu bổ lại các quần thể di tích, trong đó có những khơng gian linh thiêng để tổ chức lễ hội như đền, đình, chùa. Cùng với các quần thể di tích được tơn tạo lại, vai trị, vị trí của các vị thần linh ngự trị trong đó cũng dược đề cao hơn, đặc biệt là những vị thần thánh liên quan đến anh hùng dân tộc như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, các Vua Hùng...

Với đạo lý "uổng nước nhớ nguồn", các vị Thành Hoàng dã được nhân dân các làng tơn kính thực sự. Tuy đội ngũ Thành Hồng có những thân phận, vị trí, vai trị khác nhau trong đời thường, nhưng khi đã trở thành Thành Hoàng đêu được nhân dân các làng tơn kính và tự hào về họ. Niềm tin vào các vị Thành Hoàng củng đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần động viên cộng đồng dân làng phát huy truyền thơng của mình, ra sức xây dựng cuộc sông mới tươi đẹp hơn.

- Nguyên nhân thứ ba, tuy không quan trọng bằng các nguyên nhân trên, nhưng cũng đã trở thành một cơ hội tốt cho

lễ hội được hồi sinh và phát triển. Đó là cùng với việc tôn tạo lại các quần thể di tích ở các làng xã, việc Nhà nước công nhận và cấp bằng di tích lịch sử văn hoá cho các quần thể di tích lịch sử - văn hoá đã tiếp sức cho các lễ hội phát triển. Ngày đón bằng cơng nhận di tích đã trỏ thành ngày hội thực sự bằng các cuộc rưốc sắc phong và vui chơi mừng các tấm bằng đó.

Trong thực tế, nhiều nơi ngày đón bằng cơng nhận di tích đã là ngày khai sinh trỏ lại cho các quần thể di tích, cho các lễ hội liên quan để sau đó, dân các làng cứ thế mà tiếp tục hàng

nám. Cho đến nay, có hàng nghìn di tích được cơng nhận di tích lịch sử - vấn hố và cũng có.hàng nghìn lỗ hội theo đó được hồi sinh, phát triển.

Ngồi ra, cịn phải kể tới một nguyên nhân nữa khiên cho lỗ hội phục hổi. Đó là nhu cầu văn hoá và tâm lý của người tiểu

Mỏng trẽn mảnh ruộng của mình, họ mong muôn mùa màng bội

thu, nên họ rất cần sự phù hộ của thần linh. Lễ hội sõ đem lại cho họ sự thoả mãn vê sinh hoạt văn hoá, giải toả giúp họ tâm

ly trong cộng đồng, đem lại niềm tin, niềm hy vọng cho họ. . ở đây, có một điểu cần chú ý là tuy sự phục hồi của các lễ hội ỏ miên xuôi phát triển mạnh mẽ như vậy, nhưng đôi với các vùng dân tộc thiểu sơ và miên núi thì chỉ là những hiện tượng lẻ tẻ, đơn điệu. Nhiêu lễ hội xưa như "xên bản, xên mường", lễ "Kin pang” của người Thái, lễ tết qua người dân tộc khác đã trỏ thành những kỷ niệm vì chúng khơng cịn phù hợp vối cuộc sông" mới. Nhưng, thiết nghĩ rằng các cấp chính quyền và lãnh đạo ở các địa phương cũng nên củng cô hoặc xây dựng một sô trung tâm hoạt động văn hoá tinh thẩn gắn với lịch sử của từng vùng, từng dân tộc để phát huy lòng tự hào của các dân tộc cũng nhi£ những di sản văn hoá truyền thông của đồng bào.

Mặt khác, việc củng cố, xây dựng một sô trung tâm hoạt động văn hoá tinh thần trong các vùng dân tộc thiểu số và miền núi sẽ góp phần hạn chê những tác động và du nhập các nền văn hố, tơn giáo ngoại lai có hại cho sự phát triển của các dân tộc.

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 2 (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)