Bi kịch đem lại các xúc cấm lớn cho cộng đổng

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 2 (Trang 113 - 116)

I. CÁC GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘ

4. Để cao cái cao cả, cái bi, cái hà

4.2. Bi kịch đem lại các xúc cấm lớn cho cộng đổng

Trong các lễ hội ở nước ta. bên cạnh cái cao thượng, oai

h ù n g cùn có cả những hình tượng bi kịch. Nhưng, các hình tượng bi kịch này không đem đến sự bi lụv. chán nản mà ngược lại chúng gây nên cái xúc cảm lớn, khuyên khích, động viên mọi người tin tưởng và hy vọng vào cái mới, cái tương lai. Bđi vì, trong cái bi kịch, hy sinh, một nét đẹp khơng có nghĩa là liều lĩnh, phí phạm mà hy sinh là để khảng dịnh những nguyên tắc và mục đích mang tính lý tưỏng. Thực ra, sự hy sinh đó có tác dụng vê mặt xã hội, mang tính giáo dục sâu sắc bởi những quy luật khách quan dẫn tới hiện tượng xảy ra bi kịch.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ỏ những năm đầu công nguyên chống quân Đông Hán đã trỏ thành trung tâm thu hút sức mạnh của cả cộng đồng bởi tính chất chính nghĩa của nó. Sức mạnh đó đã thu được thắng lợi, tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại một mầm sông cho mai sau: ý chí độc lập, tự cường của một

dân tộc. Cái chết của Hai Bà và phong trào độc lập tạm thịi bị dập tắt, nhưng ý chí của Hai Bà, của nhân dân muốn độc lập trở thành một lý tưỏng sáng ngời cho muôn đời sau. Cái chết ở đây đã không dập tắt được ý chí của dân tộc mà ngược lại đã đốt bùng lên ngọn lửa chiến đấu vi độc lập, tự do của đất nước.

Những điêu đó đã được các lễ hội liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà đề cao hơn trong khơng khí linh thiêng. Cái chết bất khuất của Hai Bà và các nữ tướng của Hai Bà đã không vô nghĩa mà khiến người đời cảm thông sâu sắc, khâm phục, kính trọng và học tập. Qua lễ hội về Hai Bà và các nữ tướng của Hai Bà khơng những khơng bi luỵ mà cịn khá sôi nổi, vui vẻ. Ví dụ: ở đền thò làng Đồng Nhân (Hà Nội) thờ Hai Bà, ngoài phần tê lễ có tục "múa đèn và con đĩ đánh bồng", đồn vũ cơng khoảng 10 người mặc áo dài đen, thắt lưng đỏ bên ngoài áo, buộc múi chéo sang bên cạnh sườn, sau nghi thức phần lễ, cùng nhau vào múa đèn. Đòn là những ngọn nến được thắp trên cái dài làm bằng giấy tỉa thành bông hoa, mỗi vũ công cầm hai cây nến xếp hàng múa lượn trước bàn thờ theo nhịp trỏng cơm của "con đĩ". Nói là "con đĩ" nhưng lại do nam giới đóng giả mặc áo the, quần trắng, đội khăn lượt, đeo cái trống cơm ngang mình, sau lưng cắm chéo hai hoặc bốn lá cị đi nheo nhỏ. Con đĩ vừa uốn éo dẫn đường đồn vũ cơng vừa đánh trống cầm nhịp cho diệu múa.

Để giúp hội thêm vui, ở thửa ruộng cạnh đền cịn có bàn cờ hỏi cho mọi người tham dự, đến tôi tại sân đền có ban chèo tới hát để thờ thần và cho dân chúng giải trí.

Ngồi đền Đồng Nhân (Hà Nội) còn nhiều nơi khác lập đền thò Hai Bà hay tướng lĩnh và những người có cơng giúp Hai Bà. Trong đó phải kể đến đền Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Tây) mà dân

gian quen gọi là Miêu Hát, nơi Hai Bà trâm mình, ơ đây cịn có đến thờ Bà hàng nước dưới gôc đa trước cửa đền Hai Bà. Lỗ hội chính Hát Môn mỏ vào ngày 24 tháng Chạp, làng vận động hàng ngàn nam nữ thanh niên tham gia hội. Sô nam nữ thanh niên này dược chia làm hai đạo binh: tiên, hậu dể rước nước về tám tượng khiến khơng khí đêm đơng vơ cùng vui nhộn, náo nhiệt. Dân làng ỏ đây tự hào vê việc làm của mình.

ở làng Hạ Lôi (Yên Lãng - Phúc Yên) cũng có đền thờ Hai Bà, mỏ rộng vào rằm tháng Giêng. Trong hội này có nhiều trị vui như đánh cò, đánh du, đáo đĩa... nhưng vui nhất vẫn là đám rước tập trận của 150 thanh nữ và 150 nam thanh niên. Các thanh niên nam đểu mặc áo đài đen, quần trắng, thắt lưng đỏ bó que và các thanh nữ mặc áo nâu dài, váy đen, hai vạt vắt ra clang sau. Khi đám rước diễu hành, nam nữ tham gia đám rước

sẽ c ù n g hò reo, h á t xướng vui vẻ.

Cùng với các đển thò Hai Bà cịn một sơ đển thờ các tướng lình của Bà như dền thò Bà Lê Chân (làng Mai Động - Hà Nội); hội làng Tân La (làng Tân La - Thái Bình) thị Bát Nàn Cơng Chúa: hội làng Thượng Lạp (Vĩnh Tưòng, Vinh Phúc) thò nam tướng Cao Nguyên... Trong các lễ hội này cũng có nhiêu trị vui như đấu vật, kéo co, chơi đu, đánh phết rất vui vẻ nên ta có câu "vui ra phết”.

Như vậy, qua các lễ hội vê Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà, mặc dù ai cùng biết Hai Bà bị bại trận dẫn tới cái chêt bi thương, nhưng các lễ hội đó lại vui vẻ, chứ khÒTig buồn bả, chán nản. Các lễ hội dó tràn đầy niêm tự hào trong bầu khơng khí vui vẻ, trang trọng. Tấm bi kịch này tàng ẩn trong nó cả một lý tưởng thẩm mỹ "có cái chết hố thành bất tử" như anh hùng 1 lột sỹ Nguyền Vàn Trỗi sau này. Sự mất mát, thất bại

của những vị anh hùng có lý tưởng như thê là cái chết đê lại ánh hào quang rực rỡ cho muôn đời sau. Cái chết đó trở thành biểu tượng của cái đẹp.

Bên cạnh những vị anh hùng tỏa ánh hào quang như thế cịn có những cái đẹp bị cái xấu lừa phản tạm thời bị thất bại như cha con An Dương Vương, dẫn tới cái chêt bi thảm của công chúa Mỵ Châu. Cái chết đó tạo nên sự đồng cảm sâu sắc của cộng đồng, tiếc thương cho sự cả tin nhưng ngây thơ, trong sáng của tấm lòng nàng. Sự đồng cảm đó đã được thể hiện ở một khía cạnh khác nhằm đề cao những tâm lòng cao thượng, vị tha, hy sinh danh dự mình để cứu người của Thị Kính. Hình tượng của Thị Kính cũng được thờ cúng ở nhiều nơi như chùa Bối Khê (Thanh Oai) và chùa Trăm Gian (Chương Mỹ - Hà Tây)...

Có thể nói, trước nhiều loại bi kịch, sự đồng cảm thương tiếc và tự hào của cả cộng đồng đã biến cái mất mát, thất bại tạm thời trở thành cái cao đẹp, niêm tự hào và sức mạnh vươn lên của cộng đồng dân tộc.

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 2 (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)