II. VAI TRÒ CỦA LỄ HỘI VĨI ĐỊI SỐNG CỘNG ĐỔNG 1 Lể hội biếu hiện giá trị xã hội của một cộng dồng
5. Lể hội có chức năng cơ kết cộng đồng
Như phần định nghĩa đã trình bày, lễ hội bao giờ cũng là một sinh hoạt tơn giáo, tín ngưỡng và những trò diễn vui chơi, giải trí mang tính tập thể cao độ, được đông đảo quần chúng tham gia. Điều đó đã quy định tính cộng đồng của lễ hội.
Tính cộng đồng được thể hiện ngay ở việc thờ cúng chung của cả làng đối với vị Thành Hồng nào đó. Đối với tất cả mọi thành viên trong làng ai cũng có ý thức tham gia hội làng để cùng thờ cúng chư vị thần linh và cùng vui chơi giải trí, nên hội
làng bao giờ củng mang tính tặp thể cao.
Mỗi mùa lễ hội đến, toàn thể dân làng đểu cùng nhau tổ chức các hoạt động của lễ hội theo một sự phân công nghiêm
ngặt. Từ khi chuẩn bị vào hội, mọi người đã nô nức tham gia các phần việc của mình. Tuy mỗi người phải đảm nhận những phần việc khác nhau nhưng mọi người đều có chung một tình cảm đã được "thiêng hoá" là được hầu thần linh của mình.
Mối cộng cảm đó được thể hiện ở nhiều hoạt động khác nhau. Trong khói hương nghi ngút, trong tiếng nhạc réo rắt,
trầm bổng của phường bát âm đã tạo ra một cõi linh thiêng tới sâu thẳm. Ai cũng có chung mơi cộng cảm là được thoát tục để đến được gần thánh hơn và sẽ dược thắn thánh ban cho những diếu tốt lành.
Sau những cuộc tê lễ cộng cảm như thế, cả đám đông lại ào ào bước vào phần hội, vào các trò diễn. Đên đây, mọi người đểu quên hết thân phận và hoàn cảnh điểu kiện cuộc sống riêng của mình. Mọi người hoà vào nhau, quyện lấy nhau cùng nhau vui chơi, giải trí, cùng nhau thưởng thức và trình diễn những trị mình có thể tham dự. Những phút giây linh thiêng quý hiếm, những khoảng thời gian dân chủ, bình đẳng cho tất cả mọi người đã xích mọi người lại gần nhau hơn, thân thiết hơn. Ai ai củng cảm thấy mình đã ngang bằng với người khác, được làm con người thực sự như mọi người xung quanh.
Có thể nói, lễ hội đã xố nhồ mọi ranh giới giữa con ngươi với nhau, kể cả ranh giói phân biệt giữa nam và nữ, giữa già với trẻ, giữa giàu với nghèo... Vì thế trong đám hội Chen (làng Ngà - Bắc Ninh), hội Rã La (Hoài Đức - Hà Tây), hội chơi hang Thẳm Lé (Văn Chấn - Yên Bái), hội lồng tồng của các bản Tày, Nùng Việt Bắc... đảu đâu củng có chung một nguyên tắc: đã đến hội là bị cuốn vào hội, nhập vào hội một cách vô tư và vui chơi hêt mình. Trong thực tế, khi đã đến vối hội, dù hội lớn hay hội nhỏ ai ai củng đểu nhập hội như nhau, thoải mái như nhau. Cái phút giây dân chủ ấy đã ràng buộc con người lại với nhau, sự ràng buộc đó khơng chỉ trong phạm vi một làng mà có khi nhiêu làng, liên làng. Cái phút giây ấy đã khiến mọi người cảm thấy mình bị hồ tan trong mọi người.
Mơi cộng cảm ấy cịn được thể hiện rõ hơn, cụ thể hơn trong bữa ăn chung trong lễ hội. Giữa sân đình linh thiêng, ngày
thường đã mấy ai được ngồi vào đấy mà ăn uông, nhưng ngày lỗ hội, sự phân biệt đó đã tạm bị gạt đi để mọi người cùng tham dự. Ỏ các dân tộc miền núi khơng có đình, đền thì họ tơ chức ngay bữa ăn chung ngay tại khu rừng cấm. Mọi người đểu được tham dự, kể cả nam và nữ, già trẻ. Bữa ăn chung đó khiến người ta nhớ lại một thuở xa xưa, khi con người cịn sơng trong các thị tộc bộ lạc, mọi người vẫn được ăn chung như thế. Khi xã hội loài người đã phát triển, chuyện đỏ chỉ còn xảy ra trong lễ hội. Tuy mỗi năm chỉ một đôi lần được hưởng hữa ăn cộng cảm như thế, người ta vẫn cảm thấy hài lòng. Thực ra, những bửa ăn chung đó khơng cịn là bữa ăn vật chất đơn thuần mà đó là bữa ăn tinh thần, bữa ăn của tình đồn kết, của sự thống nhất ý chí và bữa ăn của tình người. Có sống trong cảnh nông thôn cả năm lao động vật vả, nhiều khi vật lộn với đồng ruộng, nương rẫy mối thấm thìa và thơng cảm với người nông dân sự cần thiết của bữa cơm chung. Trong bữa ăn đó đã thây mình được như mọi người, thấy mọi người như mình.
Ngồi bữa ăn hàng giáp hay cả làng, cịn có những bữa cơm chung trong phạm vi dịng họ, gia đình... Tuy trong phạm vi hẹp, nhưng những bữa cơm đó cũng là dịp để mọi người gần gũi nhau hơn, thân mật với nhau hơn. Do đó, các bữa cơm đó cũng có giá trị thắt chặt tình cảm mọi người lại với nhau.
Tóm lại, lễ hội là dịp để mọi người cộng cảm, gần gũi, thân mật và chia sẻ với nhau mọi tâm trạng mà ngày thường khó nói. Hơn nữa, qua các nghi thức tê lễ và các trò diễn vui vẻ đã ràng buộc mọi người lại với nhau, gắn bó tình cảm cộng đồng với nhau. Chính vì thế, những cách biệt xã hội. những mâu thuẫn căng thẳng hay những xích mích ngày thường nhiều lúc dã được xố nhồ trong lỗ hội. Có thể nói, tính cộng đồng trong lỗ hội là
sợi dây liên kết mọi người lại với nhau trong hành động thông nhất, cùng thờ cúng chung một vị thần linh và cùng vui chung những trò diễn tập thể. Những hoạt động đó có chức năng cơ kết cộng đồng, làng hav liên làng.