Biểu dương khuyến khích tài năng vãn nghệ

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 2 (Trang 100 - 110)

I. CÁC GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘ

3. Le hội khuyến khích tài năng lao động sản xuất và vui chơi, văn nghệ với ý nghĩa cầu mùa

3.2. Biểu dương khuyến khích tài năng vãn nghệ

Một trong những nội dung quan trọng nữa của lễ hội lẩ nhằm khuyên khích biểu dương các tài năng văn hoá, nghệ

thuật, các trị vui "bách hí" của cộng đồng. Có lõ khơng có gì q dáng khi nhận xét ràng hầu hết các lễ hội đều có nội dung văn nghộ. Tùy từng địa phương mà các hình thức văn nghệ đó diễn ra một cách khác nhau, mang tính đặc thù của địa phương. Vui chơi trong hội làng bao giờ củng gồm hai yếu tô: nghệ thuật sân khấu và các trò chơi.

Lễ hội là dịp tốt nhất hay nói khác di là dịp duy nhất để các tài năng văn nghệ trổ tài. Tuy những người tham gia diễn xướng là những nghệ nhân hay chỉ là những ngưòi yêu văn nghệ, không chuyên nghiệp, tham gia theo sự phấn khích của tâm hồn, nhưng họ đều hát hết mình, diễn hết mình. Thực ra, người ta không thi hát, thi múa lấy điểm, giật giải mà nhằm hát sao cho hay, cho đúng giọng, đúng làn điệu truyền thơng. Chính vì lẽ dó mà các tài năng đểu được nảng cao sau mỗi lễ hội.

Lễ hội văn hoá, văn nghệ tiêu biểu nhất có lẽ là hội hát quan họ (Bắc Ninh). Có thể nói, đây là vùng có đến gần 50 làng có "nghề" Quan họ. Trong đó nổi bật nhất là hội hát quan họ ở vùng Lim (Tiên Sơn). Ngày 13 tháng Giêng hàng năm hội Lim lại được tổ chức, liền anh, liền chị ở các làng Quan họ khác cũng thường tập trung về đây thi tài.

Hát Quan họ là cuộc hát đôi đáp giữa hai bên nam nữ (liền anh và liền chị) theo từng nhóm, từng tốp, giữa làng này với làng khác, giữa tôp này với tốp khác. Hát Quan họ là nghệ thuật kết hợp, chọn lọc giữa làn điệu thơ (thường là thơ lục bát), giữa lời hát và cách diễn xướng. Vì thơ, các làn điệu quan họ đẽ làm say lòng người , tuỳ từng tâm trạng của người hát lẫn người Dghc mà sự rung động đậm, nhạt khác nhau.

Điểu đáng chú ý là, qua hát quan họ còn thể hiộn quan hệ xã hội. Đỏ là "lôi chơi Quan họ" tạo ra sự kết chạ và quý trọng nhau, phải lòng nhau, ăn ý nhau từ lời ăn ý ở và đeo cỉẩng nhau suốt địi, nhưng lại khơng được thành vợ thành chồng. Đó là các nhóm bạn tri kỷ đầy những kỷ niệm đẹp không bị thời gian làm lu mờ.

ở Phú Thọ có tục hát Xoan mà bôn họ Xoan chuyên nghiệp là họ Phù Đức, họ Thét, họ Kim Đơi và Ỉ1Ọ An Thái thường đi biểu diễn khắp nơi. Tiêu biểu cho hội hát Xoan (hát Xuân) là lễ hội đền Thánh Ông Thánh Bà, làng Bác Đức vào ngày một tháng hai âm lịch. Theo tục lệ, phường Xoan Bác Đức phải kết nghĩa anh em vối phường Xoan Phù Đức. Hai phường Xoan này sẽ thi hát với nhau trong ba đêm theo nhiều làn điệu*, nội dung khác nhau. Đêm cuôi cũng hát điệu chúc hoa và mó cá (giã cá) tạo ra cảnh mắc lưới (4 chàng trai làng Bác Đức dứng giữa làm cá và 12 cô gái làng Phù Đức nắm tay nhau ’’giăng lưới" bủa vây). Động tác của lưới là hai tay rập rờn như sóng nước, người lả lướt theo, còn động tác của các chàng trai thì vừa múa lượn vừa hát, thỉnh thoảng giả vờ "đâm" vào lưới như mn thốt ra. Cì cùng một chàng cá giả vờ mắc lưới, ngã vật ngửa ra và bị các cô lưới khiêng lên bàn thò thánh. Hội diễn ra đủ trò như vậy thì năm đó mối "tơi con người, tươi con của".

Ngoài ra trong các lễ hội còn thường hát ghẹo, hát ví, hát tuồng, hát chèo... Hát ghẹo gán với lỗ hội từng làng, như lễ hội làng Nam Cường, Bảo Vệ (Tam Thanh - Phú Thọ). Sau lễ "cầu tiệc" (4-285) phường ghẹo không hát ở sân đình mà ra hát với nhau ở nhà dân rộng rãi.,Nội dung hát ghẹo chỉ diễn ra xung quanh giao duyên nam nữ, không liên quan đến thần thánh. Hát ví cũng giống hát ghẹo về nội dung và hình thức là hát giao

(luvỏn nam lũi. nhưng là nghộ thuật kép gồm hai công việc: sáng tác cáu vãn và giọng hát. Người hát ứng khẩu tại chỗ tuỳ theo từng câu hát của dôi phương. So với hát ghẹo, hát ví ít khi (luộc hát trong lỗ hội mà thường hát vào những lúc nông nhàn hay khi lao động sản xuất.

Một hình thức ván nghệ phổ biôn nhất là hát chèo, hát tuồng tại sân đình trong các dịp lẽ hội của các làng. Tục lệ này đưộc ghi vào lịch hoạt động cũng hội đồng kỳ mục hàng năm cua bất cứ làng nào. Đây là hoạt động sân khấu thực sự. Tuy các điền viên chỉ là những người không chuyên nghiệp, nhưng van phải có "nghề" mới hát, mới múa cỉược. Vì chèo và tuồng đòi hỏi plìài có nghệ thuật diễn xướng vừa hát đúng làn điệu vừa múa cho phù hợp với làn diệu và nội dung của bài chèo, bài tuồng. Trừ những nám lũ lụt mất mùa, còn những năm bình thường và những năm dược mùa thì ít nhất mỗi năm cũng phải có một lần sân cỉình vang lẻn tiếng trông chèo. Các gia dinh có việc vui lốn cũng thường mời phường chèo, tuồng vê diễn tại gia dinh mình.

Có thể nói rằng, khơng có lễ hội nào lại khơng có sinh hoạt vàn nghệ. Người ta múa hát vì mọi ngưịi, vì khơng khí vui vẻ của lễ hội. Vì vậy, những người tham gia văn nghệ trong các lễ hội đều tự giác góp vui, nhưng để góp vui ngày càng tốt hơn thì họ ln cơ gắng dể kha n ă n g diễn xuất của họ ngày càng được nâng cao. Qua lễ hội, sự dộng viên của dân làng dã khuyên khích họ yêu nghê hơn, cô gắng hơn.

0 miền núi, cũng trong các lễ hội của bản mường, họ cũng góp vui bằng nhiều hình thức văn nghộ. Tùy từng dân tộc, từng vùng mà có các hình thức văn nghệ khác nhau. Trong đó, vui vẻ, nhộn nhịp và sói động nhất là các dàn cồng chiêng của người

Mường, người Thái... trong các lễ xên bản xên mường hay mừng năm mới. Có thể nói, hễ có lễ là có cồng chiêng. Thông thường cồng chiêng thường mắc thành dàn, có chiêng đực, chiêng cái và cả chiêng con. cả cầi gia dinh cồng chiêng đó hợp âm với nhau thành nhiều làn điệu. Các làn điệu đó tuỳ thuộc vào từng loại lễ hội hay tuỳ thuộc tâm trạng người đánh. Có làn điệu sôi nổi, rậm rịch, có làn điệu du dương, trầm bông và cũng có cả những âm điệu thủ thỉ, dịu dàng tha thiết...

Đã có cồng chiêng thì bao giờ cũng có múa xoè của cả một tập thể nam nữ đông vui tham gia. Khi mọi người đã vào cuộc thì ít ai muốn dừng lại vì sự cuốn hút say sưa của nó. Hội cồng chiêng khác với sinh hoạt văn nghệ khác ở tính quần chúng của nó. Tất cả mọi người đến hội đều có thể tham gia chứ khơng như một số hình thức văn nghệ khác địi hỏi phải có nghề như hát Quan họ hay hát Xoan... Có thể nói, hội cồng chiêng là hội của cả cộng đồng.

Bên cạnh hội cồng chiêng là đâm duông cũng của nhiều dân tộc như Tày, Thái, Mường ... Trong các dịp lễ cơm mới, hội giã côm cũng đồng thời là hội đâm đuỏng - Đuông là công cụ để tuốt, để giã thóc lúa chứ khơng phải là một loại nhạc cụ như cồng chiêng. Nhưng, đâm đuông cũng có nhiều làn điệu khác nhau tuỳ theo nội dung lễ hội mà hầu hết chị em phụ nữ có thể tham gia. Gõ đuông cũng trở thành nhạc đệm cho các điệu múa dân gian mà tất cả mọi người kể cả nam lẫn nữ đều có thể tham dự. Loại hình văn nghệ này cũng mang tính chất tập thể của cả cộng đồng.

Trong lễ hội của người Hrng thì lại thích dùng khèn làm nhạc đệm cho các điệu nhảy. Có điều đáng chú ý là người thổi khèn sẽ vừa nhảy rất đặc trưng của người Hmơng. Ngồi ra,

tiêng khèn cũng lại là tiếng gọi tình yêu của nam nữ thanh niên Iỉmông. Đôi với các dân tộc thiểu số, mỗi khi cán thố lộ tình cảm của mình với người yêu, nam thì dùng tiêng khèn, tiêng pí, cịn nữ thường kèn lá hay đàn môi. Tuy chỉ là âm thanh, nhạc diệu, nhưng nó đủ sức chuyển tải tâm linh của họ đến được với nhau. Những điệu khèn, điệu pí đó có thể kéo dài hết mùa tết, thường là cả tháng trời xuân.

Đôi với các cô gái Tày thì cùng chỉ đợi đến hội then hay hội lồng tồng (hội xuống dồng) để thể hiện khả nảng văn nghệ của mình. Đó là tiếng đàn tính (bầu đàn làm vỏ quả bầu khô) quyện vối lời hát "lươn" hay "lượn cọi" cũng giông như hầu hết các loại hát đôi đáp của các dân tộc khác, hát lượn cũng là loại hát đôi đáp giữa nam nữ, là loại hát giao duyên của đồng bào.

Nếu người Tày có làn điệu "lượn” thì người Nùng lại có "sli" cũng là lơi hát giao duyên trong lỗ hội, đặc biệt là trong hội chợ phiôn hay hội "lồng tồng"...

Tóm lại, lẽ hội dù lớn hay nhỏ, dài ngày hay ngắn ngày đểu là cái "sân khấu” tụ nhiên dể thi thô tài nầng văn nghệ của các dân tộc. Hầu hết các tài năng này đều là những người không chuyên nghiệp, họ diễn xướng chủ yếu bằng kinh nghiệm và lịng nhiệt tình với làng xóm, bản mường. Qua các cuộc thể nghiệm đó, họ không những bộc lộ được tài năng của mình mà họ cịn học được ỏ bạn diễn những cái hay, cái đẹp khác, bổ sung và nâng cao khả năng vốn có của họ. Hơn nữa, qua những cuộc biểu diễn đó họ cũng tự rút được kinh nghiệm và tìm cách sao cho hát hay hơn, múa dẻo hơn đáp ứng được mong mỏi của bà con dân làng, đồng thời thoả mãn sự đòi hỏi nâng cao tay nghề của chính bản thân họ. Vì thế, tuy lễ hội diễn ra hàng uăm, nhưng các tiết mục văn nghệ đã không khiến mọi người nhàm chán mà ngày càng thích thú, hấp dẫn hơn.

3.3. L ễ hội biểu dương, khuyến khích trị "bách hí" với ý nghĩa cấu mùa cấu mùa

Bên cạnh các loại hình văn nghệ, trong lễ hội còn diễn ra các trị chơi "bách hí" nhằm giải trí cho mọi người và mang ý nghĩa cầu mùa. Thiếu các trị "bách hí" thì lễ hội sẽ nhạt và hội sẽ khơng cịn là hội nữa. Đến hội với vơ số trị vui, dù anh có khó tính mấy cũng sẽ tìm cho mình được vài trị thích hợp, tạo ra những phút giây cộng cảm, giải toả những uất ức, những dồn nén ngày thường để có những cân bằng, thanh thản trong lịng. Điểu đó sẽ đem lại sự tin tưởng ở ngay chính bản thân họ, tin và hy vọng ở cuộc sông, tăng thêm sức mạnh phấn đấu cho mỗi con người trong cộng đồng.

Với vai trị đó, trị "bách hí" là những hoạt động không thể thiếu trong các lễ hội và ngày càng trở nên cần thiết. Vì thế, chúng được mọi người động viên, khuyên khích phát triển. Sự hoan nghênh, tán thưởng của mọi người chính là sức mạnh bảo tồn và khun khích nhung trị vui phát triển.

Ngồi các trị chơi liên quan đến các tích của lỗ hội như hội Sản làng La cả (Hà Tây), trị Thánh Gióng đánh ‘28 tưống giặc Ân (do các cơ gái đóng) ở hội Gióng Sóc Sơn (Hà Nội), các chầu hát Quan Họ trong hội Lim (Bắc Ninh), trò diễn ở hội lễ Hai Bà Trưng cùng các tướng lĩnh đánh giặc và các cảnh Tản Viên Sơn Thánh qua sơng ban đêm đón vợ về quê núi Ba Vì, hay cảnh trồng dâu ni tằm, rước bơng, rưóc kén của lễ hội làng Vân Sa (Hà Tây)... cịn có khá nhiều trò vui khác... Trong hầu hết các trò vui đó đểu ẩn chứa tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi nảy nở, người an, vật thịnh ...

Sau đây là vài ví dụ tiêu biểu cho các trò diễn đó, tuy mỗi nơi, mỗi lễ hội có những trị diễn khác nhau, nhưng vẫn chung một mục dích là cầu mùa.

LỄ hội làng I)ị Nậu (Tam Thanh - Phú Thọ) mỏ từ '1-6 tháng Giêng có trị "cướp kén". Trò chơi gồm 36 chiếc kén làm bằng gỗ treo lôn cây tre tượng trưng cho giông nam và 36 chiêc mo tre hoặc mo cau (ỉược khoét lỗ thủng ở giữa tượng trưng cho giỏng nữ. Sau khi rước và tô ở dinh làng, chúng được tung ra cho dân lảng tranh nhau cướp vê "làm khước” may mắn cho cả nám. Trước khi tung các kén ra, chủ tế có lời "giáo kén" gồm 38 câu văn vần nói lên ý nghĩa nội dung của trò diễn này trong ngày hội. Câu cuôi bài "giáo kén” có lịi rằng : "Kén "chàng kình" dơi vói "mo đài" kẻ cực phẩm nhân gian khoái lạc. Ai mà cướp được con kén "chàng Kình”, đúng thực nam sinh, công hầu bá tước. Ai mà cướp dược con kén "mo đài” ấy thực nữ tài cung phi hoàng hậu. Con con, cháu cháu, tứ thịnh tôn đa, ấy thực dân ta, thịnh dân thịnh vật" (61-8-41).

Hội làng Gừa (Thanh Liêm - Nam Định) mỏ ngày 4-7 tháng Giêng có trị chơi cướp cầu. Quả cầu đan bằng tre, bọc giấy dỏ hay làm bằng củ chuôi sơn đỏ được chủ tế tung ta để hai phe tranh nhau cướp về làm khước trong nhà. Thực ra, hai bên tranh nhau quả cầu dỏ (tượng trưng cho dương), bên nào cướp được sẽ mang về thả vào hơ" phía mình (tượng trưng cho âm). Bên nào thả cầu vào hô" nhiều hơn là bên thắng cuộc. Trước khi cướp cầu chủ tê đọc lời "giáo cầu" mang ý nghĩa cầu mong của tươi người tốt:

"Quả cầu làng ta Dân đa vật th ịn h Ngoài đồng tốt lúa

Trong vườn tốt cau Anh em mau mau Ra cướp quả cầu '

Hội Yôn.(Kẻ Yên - thị xã Bắc Ninh), hội thờ Trương Hông, Trương Hát cũng có tục chơi cướp cầu, gọi là "long cầu” (cầu r ồ n g ) - : quả cầu bằng gỗ sơn đỏ, v õ rồng vàng. Trò chơi d i ễ n ra ỏ giữa sân dinh, đào hai lỗ ở hai đầu sân, một lỗ phía Đơng cịn gọi là lỗ Chiêm (tượng trưng cho nữ), lỗ phía Tây gọi là lỗ mùa (tượng trưng cho nam). Lỗ cầu đào thành hình vng tưựng trưng cho đất, quả cầu tròn đỏ (tượng trưng cho tròi). Hai bên tranh cầu đem bỏ vào lỗ bơn mình, ai bỏ dược nhiêu lần hờn sẽ thắng cuộc.

ở Hội đền Hét (Thái Thượng - Thái Thụy - Thái Bình) thờ Phạm Ngũ Lão, có tục thả cầu vào giỏ đôi phương. Quả cầu làm bằng củ chuôi, nặng khoảng 10 cân ta (chừng hơn 7kg) đặt dưới

hố sâu 20cm vùi dưới hố sâu. Quân hai phe gồm 18 người (mỗi

phe 9 ngươi) sau khi lễ thánh ở đền, ai bị thánh nhập sẽ mở đầu cuộc chơi. Hai phe tranh cướp quả cầu đem thả vào giỏ của đôi

phương là thắng cuộc.

Bôn cạnh các trò diễn trên còn nhiều trò khác mang ý nghĩa phồn thực. Đó là các trò rước và tranh cướp các bộ phận sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nỏ và khí = công cụ) (31- 206) mà dân gian thường gọi là cái "nõ nường” (có ngươi gọi là cái "nón nường)". Đó là biểu tượng của bộ phận sinh dục nam (nõ) và bộ phận sinh dục nữ (nường). Liên quan đến trò rước cái nõ nường được thể hiện ở nhiều lễ hội khác nhau. Sau đây là một vài ví dụ điển hình cho tục lệ rước cái nõ nường.

ở hội làng Sơn Đồng (Hoài Đức - Hà Tây) có tục múa no biểu tượng của bộ phận sinh thực khí phụ nữ trước hương án thần làng trong đình. Làng này thờ ơng Hồng Phó Thái Cơng. Sau khi tế và múa xong, chủ tế tung mo ra để mọi người tranh cướp mong cho người an, vật thịnh, mọi sự tươi tốt. ớ một sô lỗ

hội khác, sau khi rước xong, người ta xé nhỏ nõ nường ra rồi tung cho mọi người tranh cướp lấy vê làm khước may mắn cho cả nã 111.

Ngoài ra còn rất nhiều trò diễn khác vừa dể mua vui cho ngày hội vừa mang ý nghĩa cáu mùa. Trong đó, phải kể đến trị nam nữ thanh tân một tay quàng vai nhau, tay kia cũng thò vào trong chum bắt chạch hay bắt lươn, như hội Hoa Sơn (Ưng Hoà - Hà Tây), hội Rưng (Vĩnh Lạc - Phú Thọ), hội Bạch Trữ (Mê Linh - Vĩnh Phúc).v.v...

Hội Chùa Nành còn được gọi là Chùa cả (chùa Trăm Gian ở Gia Lâm - Hà Nội) có tục nấng "cây phan” mang V nghĩa phồn thực. Theo tục này, con trai ở vòng trong nấng cây phan, cịn 36 cơ gái tân múa xung quanh reo hị làm cho khơng khí vui nhộn.

Trong các hội khơng chỉ có các trị rước hoặc diễn liên quan

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 2 (Trang 100 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)