I. CÁC GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘ
3. Le hội khuyến khích tài năng lao động sản xuất và vui chơi, văn nghệ với ý nghĩa cầu mùa
3.1. Biểu dương khuyến khích tài năng lao động sản xuất
Lễ hội của các dân tộc ở Việt Nam hầu hết là lễ hội của cư dân nông nghiệp. Các lễ hội đó dù diễn ra dưới hình thức nào với chủ đê nào thì mục đích chính vẩn là cầu mùa. Để đạt được mục đích cầu mùa, từng lề hội đã có những nghi thức nghi lễ khác nhau, kể cả việc khuyến khích tài năng sản xuất và các trò bách hí. Đó là mục đích, là ước vọng của muôn đời của cư dân nông nghiệp trong mọi thòi kỳ, mọi không gian xã hội.
Các lễ hội lớn ỏ nhiều làng thường tổ chức vào những năm dược mùa, những năm mất mùa hay thu hoạch khơng được bao nhiêu thì hoặc khơng tơ chức lễ hội hoặc tổ chức với lễ tiệc đơn giản. Sở dĩ như vậy là vì người ta tin rằng, nếu tô chức lễ hội vào những năm được mùa thì sự no đủ, dư dật của năm đó sẽ được truyền tiếp tới những năm sau. Điều đó cũng có nghĩa tương tự như mỗi khi đi săn bắn hay đánh bắt cá đạt kết quả cao, người ta cũng thường ăn mừng những thành quả dó đê cầu mong lần sau sẽ thu hái được nhiều hơn. Tục lệ đó xuất hiện từ thời nguyên thủy, khi việc kiếm ăn còn phải dựa vào sự may rủi và sự ưu ái của tự nhiên.
Mặt khác, việc tổ chức lễ hội vào những năm "phong đăng hồ cơc" cũng nhằm biểu dương, khuyến khích tài năng sản xuất đã làm cho mùa màng bội thu và sẽ tiếp tục đạt những kết quả cao như thế, hơn thế ỏ những mùa vụ sau. Tài năng đó khơng chỉ được nhân dân biết đến mà còn được các vị thần linh chứng giám. Vì thế, sau khi cúng người ta tin rằng các tài nàng đó đã được các vị thần linh tăng thêm sức mạnh sau khi dâng cúng các sản phẩm do họ làm ra.
Các lễ hội liên quan đến quá trình sản xuất nhằm khun khích việc sản xuất nơng nghiệp, kinh nghiệm săn bắn, hái lượm, các nghề thủ công... phổ biến ở các nơi. Chỉ tính trong tháng giêng đã có rất nhiều nơi tổ chức các lễ hội liên quan đến nội dung này. Sau đây là vài lễ hội điển hình liên quan đến những nội dung đó.
Lễ hội Sơn Đồng (Lập Thạch - Phú Thọ) thờ ông Điền (thần trông coi việc cày cấy); lễ hội Hậu Luật (Yên Thành - Nghệ An) thờ Triệu Cơ (ông khai canh), vào hội làm cày nhỏ bằng tre, trai làng mặc đồng phục vác công cụ múa quanh cây nêu, ông chủ tê mắc ách vào trâu cày đưòng cày đầu năm; Lễ hội Sài Đồng (Gia Lâm - Hà Nội) trình nghề nơng, diễn lại quá trình sản xuất; lễ hội làng Miên (Thái Bình) thị Bà Chúa Bèo Dâu, có trị vui diễn lại các công đoạn, cách thức cày, bừa, cấy lúa, vừa làm vừa đùa vui trên thửa ruộng cạnh đình làng; Hội Mỹ An (Lục Nam - Bắc Giang) các cụ già vẩy nước làm mưa, trẻ em giả tiếng ếch kêu và thanh niêỉí vác cày, dong trâu ra đồng, thi làm bánh, dâng lễ vật, đặc biệt là hội làng Hy Cương (Phong Châu - Phú Thọ) rước chúa Gái (Ngọc Hoa Cơng Chúa) diễn trị bách nghệ khôi hài và rước lúa thần, hú tùng dí (mùa hình sinh thực khí) cầu mùa màng tươi tốt. Hội Phan Xá (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) lễ khai canh tế trên núi Hồng Lĩnh rồi dẫn trâu xuống ruộng cày "khai canh", hình trâu làm bằng nan tre, dán giấy rồi rước vào chùa làng.v.v...
Tập quán săn bắn, hái lượm, đánh cá của thòi nguyên thủy cũng thường được các lễ hội diễn lại. Lễ hội Vua Bà (Yên Thủy - Hồ Bình) thị Âu Cơ bằng các loại thịt chim, thú rừng ... để nhớ ơn Bà đã dạy dân làng biết săn bắn hái lượm. Hội làng Lào (Yên Định - Thanh Hố) thị thần bằng thịt chim quốc hay xé cá, xé
lợn, làm cá gỏi mà thò... Trong hội hát Xoan (Tam Thanh - Phú Thọ) thường bày cỗ chay, củ mài, mật ong, thịt trâu nấu trong da trâu và bày mâm cúng, mâm cỗ trên mâm đan lót lá chi tươi và trình diễn các nghề sản xuất ... Hội Lũng Giang (Tiên Sờn - Bác Ninh) sáng 11 tháng giêng làm lỗ cáo thần rồi mỏ hội đánh cá. Theo hiệu trơng đình, cả làng đô ra ao chạ (làng) bắt cá, họ bắt cả cua ốc.... Riêng một sô loại cá lớn như cá chép, cá mè, cá trôi ... thì cứ 3 con sẽ chia cho làng 2 con, một con người bắt được giữ lại (tục chia thành phẩm săn bắn được thời xưa). Ở xã Yến Vĩ (Mỹ Đức - Hà Tây) có lễ mở cửa rừng để khai thác lâm thổ sản, săn bắn, hái lượm. Hội đền Đìa (Hưng Hà - Thái Bình) làng ni cá giơng và đánh bắt cá sơng.
- Để khun khích các làng nghê phát triển, nhiều lễ hội đã trình diễn những nghi thức nghi lễ liên quan. Một sô lễ hội điển hình như Hội Vó (Gia Lương - Bắc Ninh) thò tổ sư đúc đồng Nguyễn Cơng Nghệ, có trị bầy hán các sản phẩm nghề đúc đồng. I lội Chuông (Thanh Oai - Hà Táy) thi khâu nón và thị tu SƯ nghề nón... Đặc biệt là lễ hội làng Ván Sa (Ba Vì - Hà Tây) là lê hội làng nghê trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, có trị rước bơng, rước kén và diễn lại quá trình trồng dâu, dệt lụa; Hội Phương Thành (Ninh Bình) thờ ơng tơ nghê dệt; Hội Phú Đô (Từ Liêm - Hà Nội) thờ ông Tỏ nghê làm bún Hồ Nguyên Thơ, dâng mảm bún thờ thần...
- Ngoài ra, một loạt các hội thi nấu cơm, dâng cúng các sản phẩm nông nghiệp lên các vị thần linh cũng được tổ chức ở nhiều lỗ hội. Đó là các lễ hội Đình Thi Cấm (Từ Liêm - Hà Nội) thi nấu cơm theo phương pháp cô truyền vừa kéo lửa, vừa chạy múc nước về nấu cơm; Hội Xuân Điển (Can Lộc - Hà Tĩnh) cử 12 trai làng vừa kéo lửa, vừa giã gạo vừa nấu cơm; Hội Hào Xá
(Thanh Hà - Hải Dương) thi nấu cơm trên thuyền bằng bã mía và các hội khác như Hội Trăm (Nghệ An); Hội cảnh Dương (Quảng Bình)... đều thi từng đơi khiêng nồi vừa chạy vừa nấu cơm... có nơi vừa nấu cơm vừa trơng cóc, vừa trơng trẻ sao cho cơm chín ngon mà cóc khơng nhảy ra khỏi vạch vôi, trẻ khơng quấy khóc...
Bên cạnh các lễ hội thi nấu cơm còn các lễ hội thi nấu nướng, chế biến, bày biện những món ăn truyền thống dâng cúng các thần linh. Điển hình là các hội Gia Thạch (Phong Châu - Phú Thọ) dâng 12 cái bánh chưng, 12 cái bánh dày và xôi gấc; Hội Liễu Đôi (Thanh Liêm - Hà Nam) thi nấu các món ăn đặc sản của đồng chiêm như nấu lươn, ốc, cá rô, chè bà cốt, rượu tăm, bánh dày; Hội Chuông (Thanh Oai - Hà Tây) thi luộc gà, nấu cơm... Đặc biệt là hội làng La Phù (Hà Tây) có thi rước lợn, xơi vào đình cúng Thành Hồng thi xem xóm nào có lợn béo, xơi ngon nhất thì được trao giải... Hầu như tất cả các lễ hội, dù to hay nhỏ đều có sự dâng cúng các sản phẩm do dân làm ra.
ở nhiều dân tộc miên núi, mỗi khi cúng thần linh đồng bào thường nhuộm xôi nếp thành xôi màu đỏ, xanh, vàng, tím và các loại bánh chế từ nông sản như bánh tét, bánh dày, bánh nếp, bánh ít...
Những lễ hội trên đây đều mang một nội dung là khuyến khích, biểu dương khả năng, kinh nghiệm và tài trí trong lao động sản xuất và chế biến các món ăn từ nơng sản hay do săn bắn, hái lượm được.