lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường q́c phịng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững [40, tr.98-102].
1.2.1.2. Chủ trương, chính sách của Nhà nước ta vềphát triển bền vững phát triển bền vững
Trên cơ sở quan điểm về phát triển bền vững của Đảng, các chiến lược và kế hoạch phát triển bền vững cũng được hoạch định, thể chế hóa và thực thi một cách nhất quán trong các chủ trương, chính sách của Nhà nước ta. Trong đó có thể kể đến những mốc quan trọng sau đây:
- “Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991 - 2000” được Chính phủ thơng qua ngày 12/6/1991, theo Quyết định số 187-CT. Đây là một trong những kế hoạch quốc gia đầu tiên được xây dựng theo quan điểm phát triển bền vững của quốc tế, tạo tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam.
- Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình
nghị sự 21 của Việt Nam) được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17/8/2004 tại Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg: Chiến lược đã chỉ rõ phát
triển bền vững đất nước phải dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội, phát triển văn hố, phát triển con người, bảo vệ mơi trường. Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững theo
Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam là: Đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự
giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các cơng dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người với tự nhiên. Theo mục tiêu trên thì phát triển bền vững về xã hội bao gồm cả phát triển bền vững về văn hóa.
Chương trình nêu ra 8 nguyên tắc của phát triển bền vững ở Việt Nam, bao gồm: Con người là trung tâm của phát triển bền vững; Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới; Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường là yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển; Quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng cơng bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai; Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước; Phát triển bền vững là sự nghiệp của tồn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương, của các cơ quan doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và của người dân; Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước; Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm q́c phịng, an ninh và trật tự an toàn xã hội [44, tr.17-48].
Những hoạt động ưu tiên nhằm phát triển bền vững được đề cập trong
Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam là: Tạo những điều kiện cần thiết để
phát triển kinh tế nhanh và bền vững, bao gồm: tăng trưởng kinh tế nhanh, thay đổi mơ hình tiêu dùng, cơng nghiệp hóa sạch, phát triển bền vững nơng- lâm-ngư nghiệp và phát triển bền vững kinh tế vùng; Tạo điều kiện phát triển bền vững về mặt xã hội: xóa đói giảm nghèo, tiếp tục hạ thấp mức tăng dân sớ, định hướng q trình đơ thị hóa và di dân, nâng cao chất lượng giáo dục và cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe và vệ sinh mơi trường sớng; Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, gồm các hoạt động sau: chớng suy thối và sử dụng bền vững tài nguyên đất, sử dụng và quản lý tài nguyên nước, bảo về và phát triển rừng, giảm ơ nhiễm khơng khí ở các khu cơng nghiệp và đơ thị, quản lý chất thải rắn, bảo tồn đa dạng sinh học; Tổ chức quá trình chuyển sang con đường phát triển bền vững, gồm các hoạt động như: huy động toàn dân tham gia thực hiện phát triển bền vững, tăng
cường vai trò lãnh đạo của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện phát triển bền vững và hợp tác vì sự phát triển bền vững [44, tr.17-48].
- Tại Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020: Mục tiêu Chiến lược để ra là tăng trưởng bền vững, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài ngun và mơi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thớng nhất và tồn vẹn lãnh thổ q́c gia.
Theo đó, các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 gồm: các chỉ tiêu tổng hợp (GDP xanh, chỉ số phát triển con người, chỉ số bền vững môi trường); các chỉ tiêu về kinh tế (hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, năng suất lao động xã hội, mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân vãng lai...); các chỉ tiêu về xã hội (tỷ lệ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo, tỷ sớ giới tính khi sinh, hệ sớ bất bình đẳng trong phân phới thu nhập...); các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường (tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ đất được bảo vệ, diện tích đất bị thối hố...).
Dựa trên những chỉ tiêu nói trên, Chiến lược đã vạch ra các định hướng ưu tiên nhằm phát triển bền vững trong giai đoạn 2011-2020, cụ thể:
Về kinh tế, cần duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện
tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; phát triển bền vững các vùng và địa phương.
Về xã hội, tập trung đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền
vững; tạo việc làm bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tớt các chính sách an sinh xã hội; ổn định quy mơ, cải thiện và nâng cao chất lượng dân sớ; phát triển văn hố hài hồ với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam; phát triển bền vững các đô thị, xây dựng nông thôn mới, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng; nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước, vùng và địa phương;...
Về tài nguyên và môi trường, chớng thối hố, sử dụng hiệu quả và bền
vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng; giảm ơ nhiễm khơng khí và tiếng ồn ở các đơ thị lớn và khu cơng nghiệp...
Cùng với đó, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 cũng đề ra 8 nhóm giải pháp chính gồm: tiếp tục hồn thiện hệ thớng thể chế phát triển bền vững; nâng cao chất lượng quản trị quốc gia đối với phát triển bền vững đất nước; tăng cường các nguồn lực tài chính để thực hiện phát triển bền vững; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững; tăng cường năng lực quản lý và thực hiện phát triển bền vững; nâng cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư trong thực hiện phát triển bền vững; phát triển nguồn nhân lực cho thực hiện phát triển bền vững; tăng cường vai trị và tác động của khoa học và cơng nghệ, đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong thực hiện phát triển bền vững; mở rộng hợp tác quốc tế.