Thực trạng phát triển bền vững ở nước ta trong thời gian qua và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-phát triển bền vững ở tây nguyên hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 42)

qua và những vấn đề đặt ra

+ Trong mười năm qua, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

2001 - 2010, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng: Tớc độ tăng trưởng kinh tế bình qn đạt gần 7,3%/năm, thuộc nhóm nước có tớc độ tăng trưởng cao trong khu vực. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.200 USD, vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế vĩ mơ cơ bản ổn định, các cân đối lớn của nền kinh

tế được giữ vững, thâm hụt ngân sách và nợ q́c gia được kiểm sốt trong giới hạn an tồn. Đời sớng vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện tớt hơn. Thu nhập thực tế bình qn đầu người 10 năm qua tăng khoảng 2,3 lần. Cơng cuộc xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu nổi bật, được quốc tế đánh giá cao. Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần năm 1999 x́ng cịn 2 lần năm 2008. Trẻ em được quan tâm bảo vệ, chăm sóc; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 33,8% x́ng cịn dưới 18%. Tuổi thọ bình quân tăng từ 67 lên 72 tuổi. Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Chỉ số phát triển con người (HDI) không ngừng tăng lên, năm 2008 là 0,733, thuộc nhóm nước trung bình cao trên thế giới. Mức hưởng thụ văn hoá, điều kiện tiếp cận thông tin của người dân được nâng lên rõ rệt. Hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng. Cùng với những kết quả to lớn trong việc xã hội hoá phát triển các lĩnh vực xã hội, ngân sách nhà nước chi cho các lĩnh vực này không ngừng tăng lên; bảo hiểm y tế được mở rộng từ 13,4% dân số năm 2000 lên khoảng 62% năm 2010. Bình đẳng giới có nhiều tiến bộ, tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội và giữ các trọng trách trong hệ thớng chính trị ngày càng cao. Năm 2008, nước ta đã hoàn thành hầu hết các Mục tiêu Thiên niên kỷ đặt ra cho năm 2015. Công tác bảo vệ mơi trường được quan tâm và có mặt được cải thiện. Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng, xã hội cởi mở và đồng thuận hơn. Q́c phịng, an ninh được giữ vững. Chính trị - xã hội ổn định. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi; thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; tạo ra những tiền đề quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân… Những thành tựu đạt được trong 20 năm thực hiện Cương lĩnh là to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước bước đầu thực hiện thành cơng cơng cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển, bộ mặt của đất nước và đời sớng của nhân dân có nhiều thay đổi; sức mạnh về mọi mặt được tăng cường, độc lập, chủ quyền, thớng nhất, tồn vẹn lãnh thổ và

chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới [40, tr.177].

Bên cạnh những kết quả nêu trên, trong sự phát triển cũng còn nhiều yếu kém, bất cập. Những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tăng trưởng kinh tế cịn dựa nhiều vào các yếu tớ phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn hạn chế; lãng phí, thất thốt cịn nhiều; hiệu quả đầu tư thấp. Tiêu hao nguyên liệu, năng lượng còn rất lớn. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên chưa thật hợp lý và tiết kiệm. Các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại cịn lớn, lạm phát cịn cao. Mơi trường sinh thái nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. Các lĩnh vực văn hố, xã hội cịn nhiều bất cập, một sớ mặt vẫn cịn bức xúc; tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; ùn tắc và tai nạn giao thơng cịn nghiêm trọng; tham nhũng chưa bị đẩy lùi; chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề còn yếu kém và chậm được cải thiện; các bệnh viện bị quá tải, chất lượng dịch vụ y tế còn thấp. Điều này được Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ:

Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố chậm; chế độ phân phới cịn nhiều bất hợp lý, phân hoá xã hội tăng lên. Những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hố, xã hội, bảo vệ mơi trường chậm được khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thối đạo đức, lới sớng... chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm yếu cản trở sự phát triển. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ q́c, các đồn thể nhân dân chuyển biến chậm. Cịn tiềm ẩn những yếu tớ gây mất ổn định chính trị - xã hội [40, tr.178-179].

Những hạn chế, yếu kém trên đây có phần do nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, nổi lên là: Quan điểm phát triển bền vững chưa được nhận thức sâu sắc và thể hiện một cách cụ thể, nhất qn trong hệ thớng chính sách, quy hoạch, kế hoạch và các cơng cụ điều tiết. Trong quản lý, điều hành cịn thiên về tốc độ tăng trưởng mà chưa coi trọng đúng mức đến chất lượng tăng trưởng và tính bền vững của sự phát triển; chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc. Quá trình lập quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng, thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường chưa có sự kết hợp chặt chẽ, lồng ghép hợp lý. Cơ chế quản lý và giám sát sự phát triển bền vững chưa được thiết lập rõ ràng và có hiệu quả. Quyền làm chủ của nhân dân, nhất là dân chủ trực tiếp chưa được phát huy đầy đủ [27].

* Để hiện thực hoá quan điểm phát triển nhanh và bền vững, phải thực hiện đồng bộ các định hướng phát triển đã nêu trong Chiến lược, trong đó cần tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, bằng các giải pháp và sức mạnh tổng hợp, kiên quyết giữ vững

độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ q́c gia, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, chủ động và tích cực hội nhập q́c tế, tạo mơi trường hồ bình và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nước. Đây là điều kiện tiên quyết nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững và cũng là một lợi thế của đất nước ta.

Hai là, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh

tế; giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng và sự hoạt động an tồn, hiệu quả của các định chế tài chính.

Ba là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để bảo đảm đạt tốc độ tăng trưởng cao đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng:

Bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và không ngừng nâng cao chất lượng tăng trưởng là yếu tố quyết định nhất để phát triển nhanh và bền vững. Có đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đất nước mới phát triển nhanh, rút ngắn khoảng cách với các nước, mới tạo được nguồn lực để phát triển các lĩnh vực xã hội, phát triển con người, đầu tư phát triển những khu vực khó khăn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng trong nước, mở rộng hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Với ưu thế về nguồn lực con người, chính trị xã hội ổn định, vị trí địa - kinh tế thuận lợi, lại là nước đi sau, chúng ta có điều kiện để phát triển nhanh.

Bốn là, phát triển các lĩnh vực văn hố, xã hội hài hồ với phát triển

kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển. Văn hố là nền tảng tinh thần của xã hội, yếu tố làm nên giá trị ổn định, lâu bền của một q́c gia, hình thành bản sắc riêng có của một dân tộc. Văn hoá làm nên nguồn lực xã hội to lớn, thấm sâu vào quá trình phát triển. Sự phát triển của một thời đại ở bất kỳ q́c gia nào đều có dấu ấn khai sáng của văn hố. Trên nền tảng văn hố, con người khơng chỉ giải quyết mới quan hệ với đồng loại, ứng xử với môi trường thiên nhiên trong đời sống hiện tại mà cịn giải quyết mới quan hệ với các thế hệ tương lai trong quá trình phát triển. Với ý nghĩa này, văn hố khơng chỉ là kết quả của phát triển nhanh, bền vững mà cịn là yếu tớ tạo nên sự phát triển nhanh, bền vững.

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là nội dung rất quan trọng của phát triển bền vững. Đây cịn là tiêu chí thể hiện bản chất của chế độ ta. Sự bất bình đẳng và phân hố giàu nghèo ở mức cao tạo nên xung đột xã hội ở khơng ít các q́c gia trên thế giới, làm suy giảm tăng trưởng. Vì vậy, Đảng ta chủ trương phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Chúng ta sẽ tập trung hơn cho cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để thực hiện giảm nghèo bền vững.

Tập trung sức phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề để có nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ cấu hợp lý nhằm đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng. Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện mơi trường; chủ động đới phó với hiểm họa nước biển dâng; sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, phát triển kinh tế xanh là nội dung có tác động mạnh nhất đến phát triển bền vững.

Năm là, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ rộng

rãi, nhất là dân chủ trực tiếp, xây dựng xã hội đồng thuận, cởi mở.

Thực hiện dân chủ là một thành tố của phát triển bền vững, được Đảng ta nêu rõ tại Đại hội Đảng lần thứ X, nhằm hoàn thiện, làm phong phú thêm nội dung phát triển bền vững. Điều này xuất phát từ luận điểm rất quan trọng: con người vừa là mục tiêu vừa là chủ thể của phát triển. Nguồn lực con người là lợi thế cạnh tranh dài hạn, là yếu tố quyết định sự phát triển của một quốc gia. Thực hành dân chủ rộng rãi sẽ phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đóng góp vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Dân chủ càng cao thì đồng thuận xã hội càng sâu, sức mạnh của khới đại đồn kết tồn dân tộc càng được củng cố vững chắc.

Để phát huy dân chủ, làm cho dân chủ trở thành nguồn lực phát triển, phải bảo đảm hai điều kiện: (1) tạo cơ hội cho mọi người được học tập, xây dựng xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí; (2) thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thông qua các thiết chế bảo đảm dân chủ trong mọi mặt của đời sống xã hội, mở rộng dân chủ trực tiếp. Dân chủ phải gắn với kỷ luật, kỷ cương.

Có thể nói nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường đi liền với bảo đảm phúc lợi - an sinh xã hội và dân chủ xã hội chủ nghĩa là 3 trụ cột chính trong tiến trình phát triển của đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực. Cả 3 trụ cột này phải mạnh và có sự phát

triển tương thích, đồng bộ. Một trụ cột yếu sẽ cản trở sự vận động của các trụ cột khác và ảnh hưởng đến sự phát triển chung.

Sáu là, tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi

trường: Bảo vệ và cải thiện môi trường là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững. Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị cạn kiệt, rừng bị tàn phá, đất bị xói mịn và tình trạng sa mạc hố, biến đổi khí hậu, nguy cơ nước biển dâng… làm thu hẹp không gian sinh tồn của con người chẳng những tác động tiêu cực đến cuộc sớng hiện tại mà cịn đe doạ sự phát triển của các thế hệ tương lai.

Đới với nước ta, tình trạng ơ nhiễm mơi trường và những nguy cơ do biến đổi khí hậu và nước biển dâng là những thách thức to lớn. Vì vậy, phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện mơi trường; chủ động đới phó với hiểm họa nước biển dâng; sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, phát triển kinh tế xanh là nội dung có tác động mạnh nhất đến phát triển bền vững, phải được thể hiện trong toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như trong từng lĩnh vực, ở từng địa phương, đơn vị [27].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-phát triển bền vững ở tây nguyên hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w