Quan điểm phát triển bền vững ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-phát triển bền vững ở tây nguyên hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 97 - 98)

- Rừng là một tài nguyên lớn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự

38 FULRO (viết tắt của cụm từ tiếng Pháp Front Unifié pour la Libération des Races Opprimées, có nghĩa: Mặt trận thớng nhất Giải phóng các sắc tộc bị áp bức, là một tổ chức chính trị, qn sự do một sớ người dân

3.1.2. Quan điểm phát triển bền vững ở Tây Nguyên

a/ Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, q́c phịng, an ninh và môi trường sinh thái của đất nước; là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến an ninh, q́c phịng cho cả trước mắt và lâu dài.

b/ Phát triển bền vững trên cơ sở đặc điểm điều kiện tự nhiên, dân cư và dân tộc vùng Tây Nguyên là sự phát triển hài hịa và gắn bó của các lĩnh

vực kinh tế, xã hội và mơi trường, văn hóa và an ninh chính trị. Nói cách khác, phát triển bền vững vùng Tây Nguyên đồng nghĩa với phát triển kinh tế phải gắn chặt với không chỉ tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sớng, mà cịn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và với bảo đảm an ninh chính trị - trong đó bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và bảo đảm an ninh chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

c/ Tiếp tục đổi mới quan điểm, nhận thức về khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng Tây Nguyên trên cơ sở đầu tư phát triển vào chiều sâu, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên rừng và đất đai nhằm bảo đảm sản xuất và không gian sinh sống của các buôn làng dân tộc thiểu sớ, bảo vệ mơi trường sinh thái, vì sự bền vững khơng chỉ của Tây Ngun mà cả tồn khu vực và các thế hệ mai sau.

d/ Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên gắn với xây dựng, củng cớ hệ thớng chính trị vững mạnh, trước hết là hệ thớng chính trị cơ sở, để bảo đảm gần dân, thực sự gắn với dân.

đ/ Phát triển bền vững Tây Nguyên phải được đặt trên cơ sở tầm nhìn vùng và liên kết vùng: Một mặt cần trên cơ sở nỗ lực chủ quan của chính con người và các dân tộc trong vùng, nhưng mặt khác, do đặc thù và hạn chế về dân cư, dân tộc, trong đó đặc biệt hạn chế và khó khăn ở đới tượng các DTTS tại chỗ, rất cần sự hỗ trợ tiền của và công sức tối đa của Nhà nước và của trung ương theo tinh thần “cả nước vì Tây Nguyên để Tây Nguyên vì cả nước” [1, tr.6-11].

Việc ổn định, phát triển Tây Nguyên phải đặt trong tổng thể chung của cả nước, gắn với khu vực trọng điểm miền Trung, Đông Nam Bộ, khu vực “Tam giác phát triển” Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia [72, tr.12-18].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-phát triển bền vững ở tây nguyên hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w