Trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-phát triển bền vững ở tây nguyên hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)

- Rừng là một tài nguyên lớn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự

2.2.1.1. Trên lĩnh vực kinh tế

Với sự quan tâm, đầu tư toàn diện của Đảng, Nhà nước, sự tham gia tích cực của các bộ, ban, ngành, các đồn thể chính trị - xã hội và nỗ lực cớ gắng của đảng bộ, chính quyền, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, kinh tế của vùng đã thu được những thành tựu to lớn, tồn diện và có ý nghĩa quan trọng. Kinh tế từ chỗ mất cân đối, tốc độ tăng trưởng thấp, cơ cấu lạc hậu, đã chuyển dịch mạnh mẽ và phát triển theo hướng đa dạng với quy mô, chất lượng, hiệu quả ngày càng tăng; bước đầu đã phát huy được tiềm năng, lợi thế của vùng, để mở rộng sản xuất hàng hóa, tạo được tớc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Quy hoạch và quản lý đô thị, quản lý tài nguyên, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước thay đổi lớn [1, tr.9-11]. Đặc biệt, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết sớ 10/NQ-TW của Bộ Chính trị khóa IX về phát

triển kinh tế - xã hội, bảo đảm q́c phịng, an ninh vùng Tây Ngun thời kỳ 2001-2010, kinh tế vùng Tây Nguyên đã có bước phát triển vượt bậc: Tớc độ tăng trưởng kinh tế bình qn hàng năm đạt 11,9%; thu ngân sách năm 2001 đạt 1.229 tỷ đồng, năm 2011 đạt 13.138 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần; thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2001 đạt 2,9 triệu đồng thì năm 2011 đạt trên 20 triệu đồng [1, tr.9-11]; tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 giảm bình quân 2,6%/năm, giai đoạn 2006-2010 giảm 3,6%/năm; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thơng, thủy lợi có nhiều kết quả [1, tr.9-11].

* Cụ thể trong thời gian qua [9], nhìn chung đời sớng kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã có những chuyển biến nhất định; cơ sở hạ tầng được xây dựng từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân; y tế, văn hố, giáo dục tương đới phát triển; đời sớng văn hố tinh thần từng bước được cải thiện; tình trạng đói nghèo giảm đáng kể... Cụ thể:

Từ năm 2001 đến nay, được sự đầu tư của Trung ương2 và nỗ lực của các địa phương, kinh tế vùng Tây Nguyên đã có những chuyển biến quan trọng, liên tục duy trì được tớc độ tăng trưởng cao. Giá trị tổng sản phẩm (GDP) năm 2010 tăng 2,8 lần so với năm 2001, đạt mức tăng bình quân 11,9%/năm. Thu nhập bình quân đầu người so với mức trung bình của cả nước được thu hẹp khoảng cách rất nhanh3. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng nông-lâm nghiệp trong GDP từ 71,4% (năm 2001) giảm x́ng cịn 46,8%; các ngành phi nông nghiệp phát triển nhanh, thu hút nhiều lao động và đưa tỷ trọng công nghiệp-xây dựng từ 10,8% lên 25,6% và dịch vụ từ 17,8% lên 27,6%. Tổng thu ngân sách năm 2010 tăng 7 lần so với năm 2001, từng bước cải thiện dần cân đối thu chi ngân sách4.

+ Các ngành, lĩnh vực phát triển ổn định: Sản xuất nơng nghiệp có sự

chuyển biến vượt bậc, phát triển theo hướng mở rộng diện tích và đầu tư thâm 2 Tổng chi NSNN thời kỳ 2001-2010 đạt 128 nghìn tỷ đồng; huy động đầu tư tồn xã hội 170,6 nghìn tỷ đồng (tăng 5,5 lần thời kỳ 1990-2000), trong đó vớn NSNN 39,5%, vớn DNNN 32,3%, cịn lại là các nguồn vốn khác. 3 Năm 2001, GDP bình quân đầu người vùng Tây Nguyên 2,9 triệu đồng (bằng 47% mức bình quân cả nước), năm 2010 đã tăng lên 15,5 triệu đồng (bằng 67% mức bình quân của cả nước).

canh cây cơng nghiệp dài ngày có nhu cầu thị trường cao (cà phê, cao su, bông vải, dâu tằm, dược liệu, cây ăn quả, nguyên liệu giấy) và các loại cây phục vụ công nghiệp chế biến; tiếp tục mở rộng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, tạo ra khới lượng hàng hóa lớn có lợi thế cạnh tranh trong tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; bước đầu hình thành một sớ mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao. Kinh tế trang trại phát triển nhanh, từng bước hội nhập theo hướng sản xuất hàng hoá. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về trồng mới 100 nghìn ha cao su5, các tỉnh đã phê duyệt quy hoạch, triển khai các dự án chuyển đổi rừng nghèo, đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cao su và từ năm 2007 đến nay đã trồng mới khoảng 52.000 ha, nâng diện tích cao su tồn vùng lên 173.600 ha (gấp đơi 2001). Kinh tế lâm

nghiệp chuyển từ khai thác gỗ rừng tự nhiên là chính sang trồng mới, khoanh

ni, giao khốn bảo vệ rừng, kết hợp với khai thác lâm sản có mức độ; duy trì được tỷ lệ che phủ rừng ở mức tương đối (54,28%). Sản xuất công nghiệp tuy chưa thực sự phát triển mạnh so với mục tiêu, nhưng đã thay đổi lớn cả về quy mô và chất lượng sản xuất; xuất hiện một số ngành công nghiệp mới (thuỷ điện, khai khống, vật liệu xây dựng, chế biến nơng sản xuất khẩu...). Đã phát triển thêm khoảng 180 xí nghiệp công nghiệp (gồm các nhà máy đường, xi măng, chế biến chè, cà phê, cao su, tinh bột sắn, ươm tơ, dệt lụa, chế biến gỗ và nhiều nhà máy thủy điện với tổng cơng suất 2.100 MW6) đã góp phần đưa tớc độ tăng trưởng cơng nghiệp bình qn cả thời kỳ đạt 18% và giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng 4,3 lần năm 2001. Bước đầu triển khai chủ trương thăm dị, khai thác bơ-xít7, lựa chọn đới tác nước ngồi có năng lực để hợp tác phát triển hạ tầng, lựa chọn công nghệ xây dựng ngành công nghiệp bô-xit, alumin, nhôm. Dịch vụ sản xuất, tiêu dùng của nhân dân 5 Theo Thông báo số 125/TB-VPCP, ngày 14-8-2006 của Văn phịng Chính phủ và Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 03-6-2009 của TTCP, phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

6 Đến nay, đã hồn thành 42 dự án thủy điện, trong đó có nhiều nhà máy thủy điện lớn. Trên sơng Sê San có 5nhà máy với tổng công suất 1.738 MW; trên sông Sêrêpôk 6 nhà máy với tổng công suất 621 MW; t rên hệ nhà máy với tổng công suất 1.738 MW; trên sông Sêrêpôk 6 nhà máy với tổng công suất 621 MW; t rên hệ thống sông Đồng Nai dự kiến 9 nhà máy với tổng công suất 1.610 MW.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-phát triển bền vững ở tây nguyên hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w