Phát triển bền vữngvùng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-phát triển bền vững ở tây nguyên hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 47)

Phát triển bền vững vùng (regional sustanable development) là khái niệm xuất hiện sau và có liên quan chặt chẽ đến khái niệm phát triển bền vững.

Lý thuyết phát triển bền vững vùng liên quan đến lý thuyết phát triển vùng, hay khoa học phát triển vùng, là khái niệm có trước khái niệm bền vững vùng. Lý thuyết phát triển vùng là khoa học liên ngành và đòi hỏi nghiên cứu liên ngành, bao gồm các khoa học kinh tế, địa lý, xã hội, lập kế hoạch và ra quyết định.

Về mặt khoa học, nếu như nội hàm của khái niệm phát triển bền vững đã tương đới rõ thì nội hàm của khái niệm phát triển bền vững vùng cho đến nay vẫn còn là mới mẻ và chưa thống nhất. Ở Việt Nam chẳng hạn, cùng lúc đang có khái niệm vùng kinh tế (bao gồm 8 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long), vùng kinh tế trọng điểm (bao gồm 3 vùng: vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với 7 tỉnh, thành phố là thành

phớ Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh; vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với 5 tỉnh, thành phố là Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 7 tỉnh, thành phớ là thành phớ Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và Long An), vùng sinh thái - môi trường (núi, trung du, đồng bằng, ven biển), vùng địa lý (vùng sâu, vùng xa và vùng trung tâm). Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới vẫn chưa có nghiên cứu hệ thớng và chun sâu cả về lý luận lẫn thực tiễn về vùng và phát triển bền vững vùng. Ngoài lý do đây là vấn đề còn đang mới mẻ, còn lý do bản thân khái niệm thế nào là vùng trong khoa học vẫn chưa được minh xác. Hiện tại, ở Việt Nam mới có Chiến lược phát triển bền vững q́c gia (Chương trình nghị sự 21) mà chưa có những chiến lược phát triển bền vững vùng hay vùng lãnh thổ, dù rằng từ nhiều năm nay đã và đang tồn tại việc phân chia đất nước thành 8 vùng lãnh thổ phục vụ đánh giá phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Viện Khoa học xã hội Việt Nam có thể coi là cơ quan khoa học tiên phong trong thúc đẩy nghiên cứu phát triển bền vững vùng dưới giác độ khoa học xã hội, mà việc thành lập cùng lúc 4 viện nghiên cứu phát triển bền vững vùng, gồm Viện Phát triển bền vững vùng Bắc bộ, Viện Phát triển bền vững vùng Trung bộ, Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên và Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ vào năm 2008 là ví dụ minh chứng [44, tr.17-48].

Khái niệm phát triển bền vững vùng xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam có lẽ từ năm 2004, trong Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam, tập trung ở mục V của phần 2 với tiêu đề Phát triển bền vững các vùng và địa phương. Về quy mơ và vị trí, phát triển bền vững vùng nằm ở cấp độ thứ ba trong bốn cấp độ phát triển bền vững, gồm phát triển bền vững toàn cầu, phát triển bền vững quốc gia, phát triển bền vững vùng và phát triển bền vững địa phương (các tỉnh, thành phố).

Hiểu theo cách chung nhất, vùng là một không gian lãnh thổ bao gồm

hóa và địa lý, đơi khi có chung số phận lịch sử, vì thế có chung những cơ hội và thách thức cho phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và bảo vệ mơi trường.

Theo đó, Việt Nam có 63 tỉnh thành, chia thành 8 vùng lãnh thổ kinh tế như đã nêu ở trên là một ví dụ1.

Ở Việt Nam, hiện mới chỉ có quy hoạch phát triển bền vững quốc gia và tỉnh, thành phớ mà chưa có quy hoạch phát triển bền vững vùng. Điều này có nhiều lý do, trong đó có lý do ở Việt Nam, vùng chưa phải là đơn vị hành chính có chức năng quản lý nhà nước giớng như đơn vị hành chính cấp bang

ở một sớ nước Âu, Mỹ, Úc, trong khi quy hoạch phát triển bền vững cấp vùng đang là đòi hỏi của thực tiễn. Theo quy hoạch, 8 vùng lãnh thổ kinh tế ở Việt Nam được chia thành hai loại là vùng kinh tế trọng điểm (Bắc bộ, miền Trung và phía Nam) và vùng kém phát triển (Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sơng Cửu Long), trong đó vùng kinh tế trọng điểm được ưu tiên phát triển trước để làm đầu tàu cho vùng kinh tế kém phát triển, vùng kinh tế kém phát triển được hỗ trợ để đảm bảo phát triển hài hịa, cân đới giữa các vùng miền trong cả nước [44, tr.17-48].

Theo nội dung Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam, để đảm bảo cho phát triển bền vững vùng hiệu quả, cần đổi mới hệ thống quản lý theo 5 hướng:

Một là, tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức và trách nhiệm phát

triển bền vững cho các cấp chính quyền địa phương.

Hai là, các vùng đều cần phát huy lợi thế để phát triển.

Ba là, thu hút rộng rãi các tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân

vào quá trình lựa chọn và thực hiện các phương án phát triển tại địa phương.

Bốn là, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước

nhằm bảo đảm tính liên ngành, liên vùng, liên lãnh thổ.

Năm là, cần xây dựng các chương trình phát triển bền vững của vùng

và địa phương.

1 Trong 8 vùng lãnh thổ kinh tế, vùng Đồng bằng sông Hồng đôi khi được gọi là vùng Đồng bằng Bắc bộ;vùng Đồng bằng sông Cửu Long đôi khi được gọi là vùng Tây Nam bộ. vùng Đồng bằng sông Cửu Long đôi khi được gọi là vùng Tây Nam bộ.

Để có khái niệm như là cơng cụ nghiên cứu, ở đây xin đưa ra một sớ tiêu chí làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm vùng và phát triển bền vững vùng:

Thứ nhất, vùng lãnh thổ là không gian sinh tồn gồm nhiều địa phương

(tỉnh, thành phớ) có những đặc điểm riêng về hồn cảnh địa lý, môi trường, điều kiện dân cư, dân tộc và văn hóa.

Thứ hai, phát triển bền vững vùng là một bộ phận của phát triển bền

vững quốc gia, tồn tại không tách rời chiến lược phát triển bền vững quốc gia và trên cơ sở chiến lược phát triển bền vững quốc gia.

Thứ ba, phát triển bền vững vùng cần căn cứ vào những điều kiện đặc

thù về kinh tế, xã hội, văn hóa và mơi trường của chính vùng đó. Theo đó, mỗi vùng có thể có kế hoạch phát triển bền vững của riêng mình, mang sắc thái vùng, giải quyết những vấn đề bền vững của vùng.

Thứ tư, phát triển bền vững vùng cần đặt trong mối quan hệ với phát

triển bền vững của các vùng phụ cận, với phát triển bền vững của q́c gia và q́c tế. Theo đó, bảo đảm phát triển bền vững vùng thớng nhất và hỗ trợ cho phát triển bền vững các vùng xung quanh và cho phát triển bền vững chung của quốc gia, không làm phương hại tới phát triển bền vững của các vùng khác.

Thứ năm, vùng bao gồm các địa phương hay các tỉnh, thành phớ. Vì

thế, phát triển bền vữngvùng là phát triển có sự kết hợp hài hịa, hỗ trợ và thớng nhất với nhau giữa các tỉnh, thành phố địa phương trong vùng, căn cứ vào chiến lược phát triển bền vững chung của q́c gia, tránh tình trạng cục bộ, địa phương, tự phát, chỉ biết quyền lợi của mình, khơng quan tâm đến lợi ích và sự phát triển bền vững của các địa phương khác trong xây dựng chiến lược phát triển bền vững của từng địa phương [44, tr.116-117].

Kết luận chương 1

Có rất nhiều khái niệm về Phát triển bền vững và xét cho cùng, Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hồ cả 3 mặt của sự phát triển là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống con người, quyền con người

trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đó là một q trình phát triển tồn diện cả kinh tế, xã hội, văn hố, khoa học và cơng nghệ, giáo dục... và vì sự phát triển của con người.

Phát triển bền vững là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Mỗi quốc gia sẽ dựa trên những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hố để hoạch định chiến lược Phát triển bền vững của mình trong mơi trường thế giới nhằm đất nước phát triển ngày một giàu mạnh.

Giữa chính trị và phát triển bền vững có mới quan hệ mật thiết khơng thể tách rời. Chính trị là nhân tớ điều hành, định hướng cho phát triển bền vững và ngược lại, phát triển bền vững là điều kiện để chính trị củng cớ và khẳng định vị thế, sứ mệnh cao cả của mình đới với xã hội.

Đảng và Nhà nước ta đã xác định Phát triển bền vững là sự phát triển bảo đảm tăng trưởng kinh tế trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ con người hiện tại và cả các thế hệ tương lai. Con người là trung tâm của phát triển bền vững, quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng cơng bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước; Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm q́c phịng, an ninh và trật tự an toàn xã hội ở hiện tại và hướng tới tương lai.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-phát triển bền vững ở tây nguyên hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w