Trên lĩnh vực phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-phát triển bền vững ở tây nguyên hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 98 - 112)

- Rừng là một tài nguyên lớn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự

38 FULRO (viết tắt của cụm từ tiếng Pháp Front Unifié pour la Libération des Races Opprimées, có nghĩa: Mặt trận thớng nhất Giải phóng các sắc tộc bị áp bức, là một tổ chức chính trị, qn sự do một sớ người dân

3.2.1. Trên lĩnh vực phát triển kinh tế

* Nhiệm vụ:

- Duy trì tớc độ tăng trưởng trên 14%/năm; phấn đấu đến năm 2015 đạt giá trị tổng sản phẩm (GDP) gấp đôi năm 201039; giảm tỷ trọng nông lâm 39 Khoảng 195 nghìn tỷ đồng theo giá thực tế và 81 nghìn tỷ đồng theo giá CĐ1994.

nghiệp trong GDP cịn 40% và nâng cơng nghiệp-xây dựng 32%, dịch vụ 28%; GDP bình quân đầu người 33,5 triệu đồng (tương đương 1.720 USD), kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD. Tương ứng đến năm 2020, cơ cấu GDP là 35%-34%-31%; GDP bình quân đầu người 50 triệu đồng (tương đương 2.560 USD); kim ngạch xuất khẩu 4,5 tỷ USD. Thu ngân sách tăng bình quân 25%/năm và từng bước cân đối thu chi ngân sách.

- Phát huy lợi thế về đất đai, đưa nông nghiệp phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa, trong đó ưu tiên phát triển cây cơng nghiệp dài ngày, hồn thành mục tiêu trơng mới 100 nghìn ha cao sư gắn với giải quyết việc làm tại chỗ; nghiên cứu xây dựng chính sách đồng bộ về sản xuất, tiêu thụ cà phê; mở rộng các tập đồn cây trồng, vật ni nhiệt đới và một sớ cây con có nguồn gớc ơn đới ở quy mơ thương mại; phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc.

- Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tổng hợp nghề rừng, tổ chức khai thác tớt diện tích rừng hiện có, bảo đảm yêu cầu về tái sinh rừng, bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật quý hiếm. Nâng độ che phủ rừng lên khoảng 56% vào năm 201540 và 58% vào năm 2020. Nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hóa các chính sách, pháp luật về rừng; xây dựng hệ thớng quản lý rừng theo hình thức lâm nghiệp cộng đồng trên cơ sở giao rừng cho hộ gia đình, nhóm hộ, bn làng, tạo động lực lâu dài cho người dân tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển vốn rừng.

- Tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn chế biến nông, lâm sản dựa vào các sản phẩm chủ lực (cao su, cà phê, bơng vải, chè, điều, mía, sắn và các sản phẩm từ chăn nuôi). Đầu tư mở rộng mạng lưới nhà máy chế biến cao su, cà phê... theo hướng hiện đại, đạt tầm khu vực và q́c tế. Từng bước đa dạng hố phương thức đầu tư kinh doanh, phát triển thủy điện. Nghiên cứu, lựa chọn các phương án để đầu tư phát triển ngành cơng nghiệp khai khống, luyện alumin, điện phân nhôm trở thành ngành công 40 Theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh nhiệm kỳ 2011-2015, đến năm 2015 tỉnh Kon Tum phấn đấu đạt tỷ lệ che phủ rừng 68% (tương đương diện tích rừng 658.900 ha), tỉnh Gia Lai trên 53% (831.000 ha), tỉnh Đăk Lăk 52% (682.500 ha), tỉnh Đăk Nông 51,8% (337.580 ha), tỉnh Lâm Đồng 62% (605.800 ha). Như vậy tồn vùng có thể đạt gần 57% (3.116.000 ha).

nghiệp mới có hiệu quả kinh tế cao và gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng lao động và nguyên vật liệu tại chỗ.

- Thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ theo hướng đa dạng, nhất là dịch vụ sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và hoạt động xuất nhập khẩu. Từng bước hiện đại hóa bưu chính-viễn thơng; mở rộng mạng lưới tín dụng ngân hàng, đáp ứng kịp thời các nguồn vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Hiện đại hóa cơng nghệ thanh tốn, đưa các sản phẩm dịch vụ đến với doanh nghiệp. Ưu tiên phát triển du lịch để giải quyết việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm du lịch có vị trí xứng đáng trong cơ cấu kinh tế của vùng.

- Thúc đẩy các chương trình hợp tác vùng “Tam giác phát triển”; hình thành các khu thương mại tự do giữa Tây Nguyên với các khu vực thuộc tiểu vùng sông Mê Kơng. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hợp tác đầu tư xây dựng hạ tầng, thủy điện, hợp tác sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nơng sản bằng nhiều hình thức trong vùng “Tam giác phát triển”. Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh vùng biên của Lào và Campuchia; triển khai thực hiện đồng bộ chính sách kinh tế cửa khẩu.

- Tổ chức lại sản xuất, đời sống ở vùng đồng bào DTTS theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa trên nền tảng kinh tế nơng hộ. Nghiên cứu, lựa chọn, xây dựng những mơ hình làm ăn có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, hạ tầng, tập quán của từng nơi để giúp đồng bào DTTS phát triển sản xuất, tiếp cận đầy đủ với các nguồn vớn tín dụng và dịch vụ sản xuất. Nâng cao ý thức, kiến thức và kỹ năng về sản xuất hàng hóa và phát triển các ngành nghề phi nơng nghiệp cho người dân.

- Tập trung giải quyết căn bản vấn đề đất đai, tiếp tục ưu tiên giải quyết đủ đất sản xuất cho các hộ đồng bào DTTS thiếu đất, bảo đảm cho đồng bào sống được và làm chủ được trên mảnh đất của mình, từng bước giải quyết sự bất bình đẳng về sử dụng đất nơng nghiệp giữa các bộ phận dân cư và giải quyết hài hoà giữa nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương với bảo đảm đất

đai, ổn định sản xuất của dân cư tại chỗ. Nâng cao chất lượng công tác định canh định cư cho đồng bào DTTS tại chỗ và ổn định dân di cư tự do, thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giảm áp lực của di dịch cư tự do đối với tài nguyên rừng và đất đai. Làm tốt công tác định canh, định cư và ổn định đời sống đối với đồng bào DTTS tại chỗ, đặc biệt là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng biên giới và đồng bào kinh tế mới, sớ di cư tự do đang gặp khó khăn, để hạn chế và tiến tới chấm dứt việc di dân tự do. Quy hoạch và chuẩn bị xây dựng dự án tái định cư theo hướng xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tàng kinh tế - xã hội, đất cho sản xuất và đất ở, nhằm tiếp nhận thêm dân địa phương và một bộ phận dân ở vùng khác đến lập nghiệp, trong đó có dân tái định cư của một sớ dự án thủy điện [72, tr.12-18].

* Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, cần tập trung vào các giải pháp mang tính đột phá sau đây:

- Xác định đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là động lực

phát triển, trước hết là hạ tầng giao thông và thủy lợi. Tập trung vớn cho các

cơng trình dự án cấp bách, trọng điểm; bảo đảm tỷ trọng chi đầu tư phát triển cao hơn giai đoạn trước, trong đó ưu tiên các dự án nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, tiếp tục đầu tư hồn chỉnh đường Hồ Chí Minh và Trường Sơn Đơng; phát triển các cơng trình thuỷ lợi để nâng tỷ lệ diện tích tưới tiêu. Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, nhất là vùng đồng bào DTTS phục vụ cho công tác giảm nghèo, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế; bảo đảm cho tất cả các xã, bn làng vùng DTTS có đường giao thơng đi lại cả hai mùa, có điện, hệ thớng cấp nước, trường học, trạm xá, bưu điện văn hóa và các cơ sở dịch vụ sản xuất thiết yếu.

- Tăng cường thu hút đầu tư, trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách nhằm tập trung cải thiện môi trường đầu tư; thực hiện cải cách hành chính, xây dựng năng lực phục vụ của bộ máy cơng quyền, lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp cho từng lĩnh vực để bảo đảm huy động được vốn, công nghệ trong và ngoài nước cho mục tiêu phát triển: “Sử dụng hiệu quả các nguồn

vốn của Nhà nước, lồng ghép các chương trình mục tiêu q́c gia, phát huy tinh thần tự lực của người dân để vươn lên xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh việc tổ chức liên kết sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp, cơng ty, nơng trường đóng vai trị đỡ đầu, liên kết làm ăn trên cơ sở đất đai và lao động của dân cộng với vốn đầu tư, khoa học, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động trong vùng DTTS. Quan tâm đầu tư phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp ở các buôn, làng, khôi phục các nghề thủ công truyền thống, hỗ trợ giúp đồng bào giảm việc làm nông nghiệp, tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, nhất là vùng đồng bào DTTS, phục vụ cơng tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm cho tất cả các xã, bn, làng có đường giao thơng đi lại cả hai mùa, có điện, hệ thớng cấp nước, trường học, trạm y tế, bưu điện và cac cơ sở dịch vụ sản xuất thiết yếu [72, tr.12-18].

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng chính sách riêng về thu hút, phát triển nguồn nhân lực ở Tây Nguyên. Ưu tiên phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực trình độ cao; có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật đến Tây Nguyên; đãi ngộ thỏa đáng đới với cán bộ có trình độ chun mơn giỏi. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại để nâng trình độ chuyên môn của lực lượng lao động, trước hết là trong các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Đầu tư thích đáng cho các cơ sở dạy nghề cơng lập; từng bước xã hội hóa cơng tác dạy nghề, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên. Nghiên cứu xây dựng một chương trình tổng thể dài hạn về phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS, bao gồm cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và cả đội ngũ làm cơng tác văn hóa, văn nghệ. Thực hiện nhất quán chính sách ưu đãi đới với cán bộ ln chuyển vào vùng DTTS; ưu tiên đào tạo và bớ trí việc làm cho con em đồng bào DTTS tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về địa phương. Đầu tư nguồn lực cần thiết để phát triển nhanh hệ thống dạy nghề vùng DTTS; tăng học

bổng cho học sinh, phụ cấp ưu đãi giáo viên và bảo đảm chỗ ở nội trú cho học sinh học nghề.

- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học cơng nghệ; có chính sách thúc đẩy, gắn khoa học-công nghệ với sản xuất, nâng hàm lượng tri thức trong các sản phẩm nông, lâm, cơng nghiệp chủ lực của Tây Ngun, góp phần xây dựng các thương hiệu mạnh, đủ sức cạnh tranh trong thị trường nội địa và quốc tế. Đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới về bảo quản, chế biến, hạn chế việc xuất nguyên liệu thô để làm tăng giá trị sản phẩm nơng nghiệp. Chuyển giao, cung cấp máy móc, thiết bị, cơng nghệ với giá thành rẽ, chất lượng tốt phục vụ trực tiếp cho người dân.

- Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch; xây dựng quy hoạch phát triển vùng, xác định các chiến lược phát triển; tăng cường liên kết giữa các tỉnh trong vùng, giữa Tây Nguyên với các vùng khác. Bảo đảm tất cả các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cũng như quy hoạch của các tỉnh phải dựa trên những đánh giá, dự báo trung thực, đầy đủ về biến động dân cư, xã hội, tài nguyên, mơi trường; có sự đột phá trong từng giai đoạn, từng lĩnh vực; bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và có sự gắn kết với các quy hoạch của các ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương khác để phát huy hiệu quả. Cho đến nay, vẫn chưa có quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên mà chỉ mới có quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế 5 tỉnh ở Tây Nguyên với 5 nền kinh tế địa phương, theo định hướng chung mà Trung ương vạch ra. Phát triển kinh tế chưa kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội, tình trạng di dân tự do, chặt phá rừng chưa được xử lý, ngăn chặn kịp thời; đa dạng sinh học chưa được quan tâm bảo vệ, sử dụng đất đai chưa hợp lý và hiệu quả. Nhu cầu đặt ra là cần xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế ching cho toàn vùng… [44, tr.259-260].

- Tăng cường quản lý nhà nước về tài ngun mơi trường; tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng, tài nguyên nước, thực hiện tớt chính sách đất đai, bảo đảm việc sử dụng đất phù hợp với phương hướng phát

triển kinh tế-xã hội và nhiệm vụ q́c phịng an ninh, đồng thời bảo đảm không gian sinh sống của đồng bào DTTS tại chỗ. Đối với các dự án sử dụng nhiều đất, cần có cơ chế để chủ dự án sử dụng lao động là người DTTS tại chỗ và trích kinh phí thực hiện an sinh xã hội.

Tiếp tục sắp xếp lại hệ thống lâm trường quốc doanh, giảm dần và từng bước giải thể các công ty lâm nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả; đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng buôn làng để giảm áp lực về đất sản xuất, góp phần vào việc nuôi rừng, giữ rừng, bảo vệ môi trường; coi đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giảm áp lực về đất sản xuất, đồng thời tạo điều kiện cho người dân gắn bó với rừng, tạo cơng ăn việc làm, thốt nghèo một cách bền vững.

- Huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng xã hội đầu tư cho vùng

DTTS. Một mặt, tranh thủ nguồn vốn của Nhà nước, lồng ghép các chương

trình mục tiêu q́c gia, phát huy tinh thần tự lực của người dân để vươn lên giảm nghèo; mặt khác đẩy mạnh việc tổ chức liên kết sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp, cơng ty, nơng trường đóng vai trị bà đỡ, liên kết làm ăn trên cơ sở đất đai và lao động của dân cộng với vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động trong vùng DTTS.

- Tập trung đầu tư thích đáng cho chương trình xây dựng nơng thơn mới phù hợp với đặc thù của Tây Nguyên; bảo đảm tất cả các xã, bn, làng có đường giao thơng kiên cớ đi lại cả hai mùa, có điện, có hệ thớng cấp nước, trường học, trạm y tế, bưu điện văn hóa và các cơ sở dịch vụ sản xuất thiết yếu.

3.2.2. Trên lĩnh vực xã hội

Cùng với phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm đến phát triển tồn diện về văn hóa-xã hội ở Tây Ngun, gắn phát triển kinh tế với nâng cao dân trí và đời sớng tinh thần, với tiến bộ và công bằng xã hội cho đồng bào các dân tộc. Không ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hóa trên nền tảng giữ gìn bản sắc dân tộc, nhất là tiếng nói và chữ viết. Giúp bà con xây dựng các thiết

chế văn hóa cơ sở và khắc phục các hủ tục mê tín, nếp sớng lạc hậu. Có những chính sách và giải pháp cần thiết để nâng cao trình độ dân trí, năng lực quản lý và kỹ năng phát triển kinh tế cho cán bộ và đồng bào các dân tộc. Tăng cường đầu tư phát triển khoa học - kỹ thuật vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làm chuyển biến nhận thức của đồng bào trong việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất [60].

*Nhiệm vụ:

- Phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân sớ x́ng cịn 1,5%/năm; ổn định quy mô dân số đến năm 2015 khoảng 5,7 triệu người và 2020 khoảng 6,2 triệu người; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 16%. Đến năm 2015, có 50% sớ đơn vị cấp huyện được công nhận phổ cập giáo dục trung học phổ thơng; tiếp tục duy trì tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 3%, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 90%. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo hiện còn trên 70% là thách thức rất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-phát triển bền vững ở tây nguyên hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 98 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w