Rủi ro từ chi BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội tỉnh kiên giang (Trang 65 - 68)

2.3. Đánh giá chung về mô hình kiểm sốt nội bộ ở BHXH Kiên Giang

2.3.2.2.2. Rủi ro từ chi BHXH

Việc quản lý chi trả các chế độ BHXH hiện trong điều kiện các chế độ BHXH được mở rộng, đối tượng hưởng ngày càng tăng, nhiều biến động di chuyển, yêu cầu phục vụ ngày càng cao, phân bổ số chi, đối tượng hưởng giữa các vùng có sự chênh lệch lớn làm cho khối lượng cơng việc tăng lên nhanh chóng.

- Tổ chức chi trả cho vùng sâu, vùng xa vẫn còn bất cập, đối tượng hưởng ít, khơng tập trung, đi lại khó khăn. Chi trả qua tài khoản thẻ ATM đến năm 2008 có tỷ lệ tăng nhanh, nhưng thiếu sự bền vững trong thời gian tới do vướng mắc về kỹ thuật và chủ trương thu phí dịch vụ của hệ thống ngân hàng.

- Hiện tượng báo giảm chậm, chưa được chấn chỉnh dứt điểm. Ngoài nguyên nhân chủ quan của công tác quản lý đối tượng hưởng còn do quy định mốc thời gian báo giảm quá xa thời điểm lập danh sách chi trả hàng tháng; thiếu cơ chế cụ thể về phối hợp với chính quyền cấp phường, xã; biện pháp xử lý chưa kiên

quyết, thiếu kiểm tra để sớm phát hiện chấn chỉnh; phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng và đầy đủ tính pháp lý, nghĩa vụ chưa đi đôi với quyền lợi, chưa có sự ràng buộc trách nhiệm vật chất khi để xảy ra cắt chậm.

- Việc giải quyết chế độ đối với trường hợp đơn vị sử dụng lao động nộp chứng từ thanh quyết toán các chế độ ốm đau, thai sản chậm, việc lạm dụng trong thanh toán chế độ ốm đau, thai sản ở một số các doanh nghiệp.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, chi trả vẫn cịn những khó khăn: phần mềm phục vụ chi trả chế độ ốm đau, thai sản chưa hoàn thiện; phần mềm kế toán mới được áp dụng trong khi liên tiếp có những thay đổi về chế độ chính sách do đó có nhiều khó khăn cho tổ chức thực hiện ở BHXH tỉnh, huyện;

- Tính thống nhất trong chỉ đạo thực hiện và chế độ trao đổi thông tin giữa BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh vẫn còn hạn chế (hướng dẫn chi ốm đau, thai sản; quản lý đối tượng di chuyển ngoại tỉnh).

- Trình độ cán bộ cấp huyện về nghiệp vụ chi trả chưa đồng đều, việc nắm bắt văn bản hướng chưa đầy đủ, hiểu biết của đại diện chi trả xã về chế độ, chính sách liên quan đến chi BHXH còn hạn chế.

- Người tham gia BHXH, chủ đơn vị sử dụng lao động muốn đóng ít, nhưng khi hưởng chế độ thì cung cấp thơng tin khơng chính xác để hưởng quyền lợi cao khơng đúng thực tế đóng nộp.

Khi đóng nộp BHXH theo luật BHXH thì các đơn vị được giữ lai 2% để chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức cho người lao động; rồi sau đó sẽ thanh quyết toán với cơ quan BHXH, nếu số 2% giữ lại của đơn vị không đủ chi thì BHXH sẽ chuyển trả tiếp phần dơi ra, cịn nếu số 2% giữ lại cao hơn thì đơn vị được giữ lại và dùng tiếp cho quý sau; cuối năm sử dụng khơng hết thì sẽ phải nộp trả về BHXH. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm ở đây là đơn vị sẽ lạm dụng các chế độ ốm, dưỡng sức để tăng quỹ thu nhập cho cơ quan. Đối với một số trường hợp các giấy tờ hưởng chế độ ốm đau, bệnh nghề nghiệp khi họ có mối quan hệ với các cơ quan y tế thì việc ghi tăng tỷ lệ mức độ bệnh tật để từ đó sẽ được hưởng tỷ lệ cao hơn, sẽ làm cho mức chi BHXH tăng lên theo tỷ lệ %. Nếu cơng tác kiểm tra, thanh

quyết tốn đối với đơn vị khơng chặt chẽ, thì sẽ xảy ra tình trạng đơn vị làm chứng từ khơng đúng với thực tế để hưởng chế độ BHXH, mà trong khi đó người lao động khơng hề biết, từ đó sẽ dẫn đến làm thất thốt quỹ BHXH, chi khơng đúng thực tế, chi không hợp lệ, phần thu chưa được chi lại không được nộp về quỹ BHXH.

Cũng có trường hợp xảy ra, một người có nhiều sổ BHXH, làm giấy tờ giả để khai giả mạo thời gian công tác, thay đổi thông tin về tuổi đời để được hưởng một các chế độ BHXH. Theo luật định người tham gia BHXH khi nghỉ việc để hưởng chế độ BHXH một lần thì khơng nhất thiết phải giải quyết ở tỉnh của người đó tham gia hoặc cư trú, mà họ có thể mang sổ BHXH đến bất kỳ tỉnh nào để đề nghị được hưởng chế độ. Chính vì thế, nảy sinh việc một người hưởng nhiều chế độ, một chế độ nhần nhiều lần, hoặc trường hợp người hưởng hưu trí đã mất lâu rồi nhưng không báo tử để vẫn hưởng chi BHXH hàng tháng.

Tình trạng lạm dụng, lãng phí quỹ khám chữa bệnh xảy ra ở hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh được kiểm tra. Xảy ra tình trạng mất cân đối sử dụng dịch vụ và chi phí giữa các nhóm đối tượng.

- Vấn đề đặt ra ở đây các thơng tin về q trình tham gia của người tham gia BHXH không được thể hiện đầy đủ nên việc thu BHXH cũng mang tín khơng kịp thời, thu khơng đầy đủ theo quy định. Từ đó, căn cứ để làm cơ sở cho việc thực hiện giải quyết chế độ chính sách BHXH khơng chính xác, dẫn đến việc chi trả không đúng thực tế khách quan.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Kiên Giang quản lý thu gần 60.000 lao động tham gia BHXH bắt buộc, và quản lý chi trả hàng tháng cho gần 10.000 người. Trong khi hệ thống chế độ chính sách của Nhà nước về tăng thu nhập, quyền lợi hưởng của người tham gia BHXH ngày một mở rộng và đổi mới theo lộ trình của Chính phủ. Nên việc quản lý dữ liệu, thông tin của một người tham gia BHXH cho cả một quá trình dài là rất khó khăn cho việc đối chiếu, xác nhận để thực hiện các chế độ để đảm bảo mục tiêu thu đúng, chi đủ, khắc phục việc trùng lắp, lạm dụng quỹ BHXH; từ đó góp phần bảo tồn và phát triển quỹ BHXH. Chính vì vậy, u cầu đẩy mạnh ứng

dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của BHXH tỉnh Kiên Giang là hết sức cấp bách và rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội tỉnh kiên giang (Trang 65 - 68)