Nguồn hình thành quỹ BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội tỉnh kiên giang (Trang 43)

2.1. Giới thiệu quy trình quản lý quỹ BHXH

2.1.1. Nguồn hình thành quỹ BHXH

- Đóng góp của chủ sử dụng lao động: chủ sử dụng lao động đóng góp 15% tính trên tổng quỹ tiền lương, trong đó 5% chi các chế độ ốm đau, thai sản; tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ và 10% chi 2 chế độ hưu trí, tử tuất. Theo quy định của Luật BHXH: 3% chi chế độ ốm đau, thai sản; 1% chi chế độ TNLĐ-BNN và 11% chi chế độ hưu trí và tử tuất. Từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14% tính trên tổng quỹ tiền lương để chi cho 2 chế độ hưu trí và tử tuất ;

- Đóng góp của người lao động: người lao động đóng góp 5% tiền lương để chi 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm đóng tăng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%;

- Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH; Hoạt động đầu tư từ quỹ đảm bảo an toàn, hiệu quả và tính thanh khoản cao. Các lĩnh vực đầu tư: Mua trái phiếu, tín phiếu, cơng trái của Nhà nước, của Ngân hàng thương mại của Nhà nước. Cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay; Đầu tư vào các cơng trình kinh tế trọng điểm quốc gia; Các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định.

- Hỗ trợ của Nhà nước: Quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ, không bị phá sản, tiền sinh lợi của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH được miễn thuế.

- Các nguồn thu hợp pháp khác: Tài trợ, viện trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội tỉnh kiên giang (Trang 43)