Thực trạng quản lý và thực hiện mục tiêu chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội tỉnh kiên giang (Trang 50 - 52)

2.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại BHXH Kiên Giang

2.2.1.2.Thực trạng quản lý và thực hiện mục tiêu chung

Dân số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tính đến năm 2009 có gần 1,7 triệu người; trong đó số lao động phải tham gia BHXH bắt buộc: Năm 2008: là 5.459 đơn vị, với 76.758 lao động, tương đương với tổng số tiền là 252.420 triệu đồng. Năm

2009, là 7.201 đơn vị, bằng 78.380 lao động, tương đương với tổng số tiền là 286.469 triệu đồng. Tổng số người tham gia BHYT là: 795.000 người, với số tiền trên 142 tỷ đồng. Tổng số tiền thu cho quỹ BHXH là gần trên 600 tỷ đồng (đã tính phần chênh lệch theo điều chỉnh tăng lương cơ bản của năm 2010)7.

Nhằm đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong động kiểm soát nội bộ của BHXH tỉnh Kiên Giang. Từ đó, tìm ra các ngun nhân có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động quản lý thu chi. Đồng thời giám sát việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện quản lý nghiệp vụ đồng thời mức độ ảnh hưởng của giám sát. Từ đó, nhằm đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin ở từ khâu quản lý BHXH Kiên Giang nói chung, cũng như đối với các hoạt động thu chi trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH nói riêng. Cụ thể theo phương pháp đánh giá ở một số tiêu chí:

- Hoạt động thực tiễn thể hiện trong số liệu thu chi BHXH trên báo cáo tài chính được duyệt trong hai năm 2008 và 2009.

- Nghiên cứu tổng hợp, phân tích đánh giá trên các tạp chí, báo cáo tổng kết của ngành liên quan đến tình hình hoạt động thu chi.

- Số liệu thanh tra, kiểm tra nhận xét đánh giá các mặt hoạt động của ngành.

2.2.2. Quá trình ban hành các văn bản trong hoạt động quản lý thu chi

Bảo hiểm xã hội Kiên Giang là cơ quan thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, chịu sự quản lý Nhà nước trực tiếp của tỉnh. Trong khi đó, thực hiện quản lý nghiệp vụ thu, chi lại chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp từ BHXH Việt Nam. Chính vì thế, trong thực hiện hầu hết những văn bản, hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ được ban hành từ BHXH Việt Nam hướng dẫn trực tiếp cho BHXH tỉnh. Trên cơ sở quyền hạn và chức năng được quy định của BHXH tỉnh sẽ cụ thể hóa cho BHXH các huyện thực hiện.

Một số văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của BHXH Việt Nam từ các ban nghiệp vụ còn chậm, chưa đồng bộ ngay sau khi thơng tư có hiệu lực thi hành. Giải pháp xử lý chưa thực tiễn, một số nội dung cịn chồng chéo gây khó khăn trong triển khai thực hiện, đồng thời làm hạn chế hiệu quả văn bản ban hành. Trong khi

7

đó, một số ban nghiệp vụ chưa chủ động, tích cực trong việc phối hợp với nhau chưa được chặt chẽ để sớm ban hành văn bản để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Từ đó có những văn bản vừa mới ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung nên gây khó khăn trong thực hiện.

Đối với hoạt động BHXH Kiên Giang sự phối hợp giữa một số phòng ban vẫn chưa được nhịp nhàng trong khâu ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo cho BHXH các huyện thực hiện. Vậy trong lĩnh vực quản lý thu, thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh căn cứ vào Luật BHXH, BHYT, Luật lao động, các Nghị định, Thông tư về công tác quản lý quỹ BHXH và hướng dẫn thực hiện của BHXH Việt Nam. Đối với lĩnh vực chi: dùng Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam và Thơng tư số 58/2007/TT-BTC ngày 12/06/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội tỉnh kiên giang (Trang 50 - 52)