Nợ dưới chuẩn trong cho vay bất động sản của các TCTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng bất động sản của các ngân hàng tại TP HCM (Trang 55 - 57)

2.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC NHTM TẠI TPHCM

2.2.2.8. Nợ dưới chuẩn trong cho vay bất động sản của các TCTD

Cũng như những gì đã nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở dưới

chuẩn của Mỹ, đồng thời từ thực trạng hoạt động của thị trường BĐS trong giai

đoạn qua khi mà thị trường BĐS nóng trở lại kết hợp với tăng trưởng nóng tín

dụng BĐS trong năm vừa qua có thể nói nợ dưới chuẩn trong cho vay BĐS đã và

đang tồn tại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Một số nguyên nhân cho thấy nợ dưới chuẩn trong cho vay BĐS đã hình thành trong thời gian qua:

Thì trường BĐS nóng trở lại từ những tháng cuối năm 2006 và lên cao trào vào thời điểm cuối năm 2007 kéo đến hết quý 1 năm 2008, giá nhà đất tăng chóng

mặt, có thể tính bằng ngày. Cụ thể, giá các căn hộ chung cư cao tầng ở TPHCM

thời điểm cuối tháng 01/ 2008 tăng khoảng 15-20% so với tháng 10/2007 và tăng

khoảng 40-50% so với cuối năm 2006, đột biến có dự án tăng gấp đơi; Giá văn TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

phòng cho thuê loại A so với năm 2006 tăng khoảng 52%, loại B,C tăng khoảng

35%.

Các ngân hàng tăng trưởng nóng tín dụng BĐS trong những tháng cuối năm 2007, đồng thời tung ra nhiều sản phẩm tín dụng cung cấp cho thị trường BĐS

với các điều kiện vay nới lỏng. Không như những khoản vay mua nhà thơng

thường với mục đích để ở, yêu cầu khách hàng cần phải có một khoản tiền ứng trước để mua nhà cũng như cần chứng minh thu nhập ổn định trong suốt thời gian

vay để trả nợ ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất thì nay các ngân hàng có thể cho vay lên đến 100% giá trị căn nhà( nếu có thêm tài sản bảo đảm khác), phương

thức trả nợ linh hoạt và có tính đến việc giảm nhẹ gánh nặng trả nợ cho khách hàng trong giai đoạn đầu.

Một điều quan trọng hơn nữa là việc cung ứng vốn của các TCTD trong thời

gian qua phục vụ cho mục đích đầu cơ kiếm lời khi giá nhà đất lên là chính.

Kết luận chương 2

Qua phân tích thực trạng thị trường bất động sản và hoạt động tín dụng bất động sản của các ngân hàng trên địa bàn cho thấy thị trường bất động sản

TPHCM tuy mới hình thành và phát triển tuy nhiên đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của nền kinh tế Thành phố.

Do nhu cầu vốn để đầu tư, kinh doanh bất động sản là rất lớn trong khi đa số các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản này khơng đủ vốn tự có mà sử dụng chủ yếu từ nguồn vốn vay ngân hàng. Với tỷ lệ gần 10% trên tổng dư nợ

vay của các tổ chức tín dụng đến cuối năm 2007, tín dụng bất động sản thực sự là một kênh cung ứng vốn kịp thời và hiệu quả cho hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên cũng từ thực trạng hoạt động tín dụng bất động sản trên địa

bàn TPHCM cũng cho chúng ta thấy một số tồn tại yếu kém của các ngân hàng trong lĩnh vực cho vay này, như: Cơ chế chính sách vận hành thị trường thiếu đồng bộ không theo kịp thị trường và đôi lúc cịn mang tính hành chính vì vậy sẽ tác động đến hoạt động và chất lượng tín dụng bất động sản của các ngân hàng; Nguồn vốn trung dài hạn không đủ để đáp ứng cho thị trường; Nguồn nhân lực

am hiểu thị trường và luật pháp bất động sản cịn hạn chế; có tình trạng một số

ngân hàng cho vay bất động sản với tỷ lệ quá cao chiếm 30%-40%trên tổng dự

nợ, thực sự tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu thị trường lao dốc như hiện nay.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TẠI TPHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng bất động sản của các ngân hàng tại TP HCM (Trang 55 - 57)