Giải pháp chung cho ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng bất động sản của các ngân hàng tại TP HCM (Trang 60 - 61)

3.3. NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG

3.3.1 Giải pháp chung cho ngành ngân hàng

Hoạt động tín dụng- một hoạt động truyền thống. Dư nợ tín dụng chiếm phần

lớn trong cơ cấu tài sản “Có” của ngân hàng. Với yêu cầu đổi mới của ngành ngân

hàng, đòi hỏi ngành ngân hàng phải tiếp tục đổi mới và hồn thiện chính sách tín

dụng. Hệ thống ngân hàng cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ theo các

nguyên tắc của thị trường, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; xây dựng môi trường

hoạt động tín dụng bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, với khung pháp lý đồng bộ, minh bạch, phù hợp dần với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Cần có sự phối hợp với Bộ, ngành thực hiện các giải pháp phát triển thị trường

tài chính - tiền tệ để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng khả năng huy động vốn dài hạn cho vay các thành phần kinh tế và kinh doanh bất động sản, đồng bộ với mức độ phát triển của thị trường bất động sản.

Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế (WB, ADB ….) để

thu hút nguồn vốn từ nước ngoài tài trợ cho kinh doanh nhà ở và đầu tư bất động

sản khác. Tuy nhiên cần kiểm sốt tình hình vốn nước ngồi đổ vào thị trường BĐS(thông qua hệ thống ngân hàng thương mại) trên tổng vốn thông qua hệ

thống ngân hàng. Cần cân đối nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào thị trường để tránh nguồn vốn nước ngoài trong thời điểm này lấn át nguồn vốn trong nước, sẽ là gánh nặng và tạo ra hệ quả khó lường trong 5-10 năm tới.

Căn cứ tiềm năng, khả năng phát triển của thị trường bất động sản từng giai đoạn để có định hướng chiến lược cho ngành ngân hàng trong hoạt động tín dụng

bất động sản, cụ thể hơn cho từng nhóm đối tượng cho vay.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng điều chỉnh cơ cấu tín dụng phù hợp với cơ cấu

của nền kinh tế, bố trí khối lượng vốn hợp lý cho vay đối với kinh doanh bất động

sản, tiếp tục đơn giản hoá thủ tục cho vay, tăng khả năng thẩm định và việc giám

sát vốn cho vay để đảm bảo an toàn, hiệu quả và bền vững hoạt động tín dụng.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục cải tiến quy trình và đơn giản hoá thủ

tục cho vay để tiết kiệm chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho cả tổ chức tín

dụng và khách hàng vay.

Hiện đại hoá hệ thống thanh toán, đẩy nhanh việc cơ cấu lại các ngân hàng

thương mại làm tăng khả năng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Tổ chức việc thống kê, theo dõi, đánh giá thường xuyên về tín dụng đối với

kinh doanh bất động sản để cảnh báo, chỉ đạo các tổ chức tín dụng về cho vay và xử lý các khó khăn, vướng mắc.

Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xử lý những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động tín dụng, cơ quan thế chấp, thủ tục công chứng, đăng ký

giao dịch bảo đảm các hợp đồng thế chấp.

Tiếp theo là cần xem xét tỷ lệ cho vay của hệ thống ngân hàng cho thị trường BĐS trên tổng dư nợ của hệ thống. Đặc biệt, rà soát lại các điều kiện cho vay của ngân hàng đối với thị trường BĐS. Nếu có hiện tượng cho vay dưới chuẩn, cần có

những biện pháp điều chỉnh tích cực. Cho vay BĐS với kỳ hạn dài và tỷ trọng lớn ở một số ngân hàng cổ phần thương mại dễ gặp rủi ro về thanh khoản, vì 80%- 90% nguồn vốn huy động của các ngân hàng Việt Nam chỉ có kỳ hạn từ 12 tháng

trở xuống. Xem xét tỷ lệ dư nợ của hệ thống ngân hàng cho các doanh nghiệp có

cùng nguồn gốc đang kinh doanh BĐS, trên tổng dư nợ cho thị trường BĐS. Nếu

có hiện tượng đầu tư tay trong, cần có biện pháp loại bỏ để tránh những vấn đề có

tính hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng bất động sản của các ngân hàng tại TP HCM (Trang 60 - 61)