Cho vay bất động sản là một phần của hoạt động tín dụng của các ngân hàng
thương mại và thực sự được quan tâm nhiều hơn trong vài năm trở lại đây. Hoạt động cho vay bất động sản góp phần vào việc cải tạo cở sở hạ tầng, tài trợ cho các
dự án đầu tư và tài trợ vốn cho các cá nhân để mua, sửa chữa nhà… và thành quả
của nguồn vốn tín dụng bất động sản mang lại cho cả nước nói chung và TPHCM nói riêng là khơng nhỏ trong thời gian gần đây, góp phần làm cho bộ mặt TPHCM
ngày càng đẹp, văn minh và hiện đại hơn, ổn định an sinh xã hội. Tuy nhiên cho vay bất động sản là một lĩnh vực mà bản thân nó chứa đựng sự khác biệt quan
trọng so với các dạng cho vay khác của ngân hàng và là hình thức cho vay tiềm ẩn
nhiều rủi ro nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để hoạt động tín dụng
bất động sản tiếp tục được mở rộng và cung ứng vốn ngày càng nhiều hơn cho
nền kinh tế, tạo nguồn lực phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Một số định hướng phát triển tín dụng bất động sản tại TPHCM:
Bằng các giải pháp thích hợp, các tổ chức tín dụng tiếp tục mở rộng tín dụng
có hiệu quả đối với kinh doanh bất động sản, trên cơ sở đánh giá chính xác về
cung - cầu bất động sản và các nhân tố tác động khác để ổn định giá cả thị trường, ngăn chặn tình trạng sốt nóng, sốt lạnh giá bất động sản và rủi ro tín dụng. Theo đó, các tổ chức tín dụng sẽ lựa chọn để cho vay các nhu cầu vốn tác động cả
bên cung và bên cầu của thị trường bất động sản.
Thực hiện các giải pháp phát triển thị trường tài chính - tiền tệ để tạo điều kiện
cho các tổ chức tín dụng mở rộng khả năng huy động vốn dài hạn cho vay các
thành phần kinh tế và kinh doanh bất động sản, đồng bộ với mức độ phát triển của
thị trường bất động sản.
Điều chỉnh cơ cấu tín dụng phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế, bố trí khối lượng vốn hợp lý cho vay đối với kinh doanh bất động sản, tiếp tục đơn giản hoá
thủ tục cho vay, tăng khả năng thẩm định và việc giám sát vốn cho vay để đảm
bảo an toàn, hiệu quả và bền vững hoạt động tín dụng.
Cải tiến quy trình và đơn giản hố thủ tục cho vay để tiết kiệm chi phí, đảm
bảo hiệu quả kinh doanh cho cả tổ chức tín dụng và khách hàng vay.
Nâng cao năng lực, sự am hiểu về thị trường bất động sản của các ngân hàng
thương mại làm tăng khả năng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và đảm bảo
hoạt động ổn định, hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.