1.2.1. Khái niệm về thị phần.
Thị phần là phần thị trường mà sản phẩm kinh doanh của một doanh nghiệp đang chiếm lĩnh.
Doanh số của doanh nghiệp Thị phần =
Tổng doanh số của thị trường Hoặc
Số sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp Thị phần =
Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường Bên cạnh đó, cịn có khái niệm về Thị phần tương đối (Relative market share):
Là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác.
Doanh số tiêu thụ của doanh nghiệp Thị phần tương đối =
Doanh số tiêu thụ của đối thủ Hoặc
Số sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp Thị phần tương đối =
Số sản phẩm tiêu thụ của đối thủ Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp. Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ. Nếu thị phần
tương đối bằng 1 thì lợi thế cạnh tranh là như nhau.
1.2.2. Khái niệm về thị phần TTQT của ngân hàng.
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh các sản phẩm đặc biệt, đó là tiền tệ và các dịch vụ về tiền tệ. Trong đó, TTQT là một trong những loại hình dịch vụ của ngân hàng hay nói cách khác TTQT chính là sản phẩm của ngân hàng.
Như vậy, ta có thể định nghĩa:
Thị phần hoạt động TTQT của một ngân hàng là phần thị trường mà dịch vụ TTQT của ngân hàng đó chiếm lĩnh.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị phần TTQT. 1.2.3.1. Nhân tố khách quan.
Là những nhân tố bên ngoài tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động TTQT.
Các chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Đây là một nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp là các khách hàng của ngân hàng và ảnh hưởng đến chính hoạt động của
ngân hàng.
Chính sách quản lý ngoại hối.
Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông qua việc đề ra các chính sách nhằm
kiểm sốt luồng vận động của ngoại hối vào ra và các quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Hoạt động TTQT liên quan đến sự vận động luồng tiền tệ ra vào quốc gia, do đó chịu sự quản lý ngoại hối của quốc gia.
Chính sách thuế.
Các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, có cả các ngân hàng. Việc áp dụng mức thuế cao hay thấp
đối với mặt hàng xuất, nhập khẩu nào đó sẽ hạn chế hay khuyến khích sản xuất,
xuất khẩu hay nhập khẩu mặt hàng đó và sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động TTQT của ngân hàng.
Chính sách kinh tế đối ngoại.
Việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hố mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến hành vi của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự sơi
động hay trầm lắng của hoạt động TTQT. Sự lựa chọn chính sách đối ngoại của
ngoại thương, ngược lại nếu thiên về xu hướng tự do hoá mậu dịch sẽ tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển.
Thay đổi chế độ kinh tế chính trị của các nước có quan hệ đối ngoại.
Hoạt động TTQT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Mỗi sự biến động về kinh tế, chính trị, sự khơng ổn định về cơ chế chính sách, mơi trường pháp lý của các quốc gia có quan hệ đối ngoại sẽ ảnh
hưởng đến khả năng và sự đáp ứng các cam kết đã thoả thuận giữa các bên.
Yếu tố khách hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là yếu tố quyết định đến sự sống còn của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng. Nếu ngân hàng có thể thu hút một lượng lớn khách hàng thường xuyên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ tạo điều kiện rất tốt để hoạt động TTQT phát triển và mở rộng được thị phần TTQT.
Ngồi ra, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ
nghiệp vụ ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động TTQT của các ngân hàng.
1.2.3.2. Nhân tố chủ quan.
Đây chính là các nhân tố từ chính bản thân các ngân hàng.
Các chính sách của ngân hàng.
Các chính sách của ngân hàng như chính sách khách hàng, chính sách đối ngoại, chính sách sản phẩm,... có ảnh hưởng lớn đến hoạt động TTQT. Các chính sách
đúng đắn sẽ thu hút được khách hàng trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Cơ cấu tổ chức, điều hành hoạt động TTQT.
Một hệ thống quản lý điều hành thống nhất từ trên xuống theo một quy trình hợp lý sẽ hạn chế các rủi ro, rút ngắn thời gian giao dịch, tạo được uy tín đối với khách
Uy tín của ngân hàng.
Trên thương trường quốc tế, uy tín là một yếu tố tiên quyết cho mọi mối quan hệ
bền vững, lâu dài. Một ngân hàng có uy tín sẽ dễ dàng mở rộng được thị trường
trong nước và quốc tế, một ngân hàng có uy tín trên trường quốc tế sẽ rất thuận lợi
khi thực hiện các nghiệp vụ mang tính bảo lãnh, xác nhận,... Công nghệ ngân hàng.
Trong thời đại khoa học công nghệ ngày nay, công nghệ ngân hàng là yếu tố ảnh
hưởng rất lớn tới hoạt động của một ngân hàng. Vì vậy, mỗi ngân hàng đều tạo dựng một hệ thống công nghệ kỹ thuật hiện đại và không ngừng cải tiến, đổi mới cho phù hợp và đáp ứng được các tiêu chí là nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Trình độ nghiệp vụ của nhân viên.
Để mở rộng được thị phần TTQT thì nhân tố con người là rất quan trọng. Để thực
hiện công việc trôi chảy, tránh rủi ro gây thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng, địi hỏi nhân viên ngân hàng nói chung và nhân viên TTQT nói riêng phải có chuyên môn cao, am hiểu các quy tắc, thơng lệ quốc tế, có trình độ ngoại ngữ giỏi, và thường xuyên được đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn.
Mạng lưới ngân hàng đại lý.
Một ngân hàng có mạng lưới các ngân hàng đại lý ở nhiều nước trên thế giới và có mối quan hệ tốt sẽ rất thuận tiện trong việc liên lạc, tra sốt các giao dịch TTQT. Các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng có xu hướng mở rộng thị
trường xuất nhập khẩu, việc xúc tiến thiết lập thêm các ngân hàng đại lý trên thế
giới giúp ngân hàng đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
Nhờ mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp, việc thanh toán sẽ được thực hiện nhanh chóng, trực tiếp khơng qua trung gian, tiết giảm bớt chi phí, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ ủy thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt
Mạng lưới các chi nhánh của ngân hàng.
Mạng lưới các chi nhánh có thể được xem như hệ thống kênh phân phối các sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng. Một ngân hàng với hệ thống chi nhánh rộng lớn sẽ giúp cho ngân hàng đó có nhiều cơ hội để thu hút các khách hàng xuất nhập khẩu tiềm năng, mở rộng hoạt động từ đó gia tăng được thị phần TTQT. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh này phải được cân nhắc để đầu tư đúng
hướng, đúng các thị trường tiềm năng tránh việc đầu tư dàn trải gây lãng phí vốn.
Các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động TTQT.
Các hoạt động kinh doanh khác như hoạt động tín dụng, bảo lãnh, tài trợ, chiết khấu, kinh doanh ngoại tệ,… là các hoạt động đi kèm góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ. Phát triển các nghiệp vụ này là tiền đề, là nền tảng hỗ trợ cho sự phát triển nghiệp vụ TTQT và ngược lại. Đồng thời các hoạt động này cũng là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, tạo nên lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh thị phần TTQT của ngân hàng.
Thị phần TTQT của một ngân hàng sẽ cho biết trong tổng doanh số TTQT của cả hệ thống ngân hàng thì tỷ lệ thực hiện thanh tốn qua ngân hàng đó là bao nhiêu. Qua
đó thấy được mức độ chiếm lĩnh thị trường của ngân hàng đó về dịch vụ TTQT.
Thị phần hoạt động TTQT.
Doanh số TTQT của một ngân hàng Thị phần TTQT =
Doanh số TTQT của cả hệ thống ngân hàng Ngày nay, hầu hết các giao dịch TTQT đều được thực hiện qua hệ thống các ngân hàng nên ta có thể coi doanh số TTQT của cả hệ thống ngân hàng thể hiện toàn bộ kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia.
Vậy chỉ tiêu trên có thể tính tốn theo cơng thức sau:
Doanh số TTQT của một ngân hàng Thị phần TTQT =
Hoạt động TTQT của ngân hàng nếu chia theo lĩnh vực hoạt động (hoặc loại hình thanh tốn) có thể chia thành: thanh toán hàng xuất khẩu, thanh tốn hàng nhập khẩu. Vì vậy sẽ có thị phần thanh tốn xuất khẩu và thị phần thanh toán nhập khẩu.
Thị phần thanh toán xuất khẩu.
Doanh số xuất của một ngân hàng Thị phần thanh toán xuất khẩu =
Doanh số xuất của hệ thống ngân hàng Hoặc
Doanh số xuất của một ngân hàng Thị phần thanh toán xuất khẩu =
Kim ngạch xuất khẩu của quốc gia Thị phần thanh toán nhập khẩu.
Doanh số nhập của một ngân hàng Thị phần thanh toán nhập khẩu =
Doanh số nhập của hệ thống ngân hàng Hoặc
Doanh số nhập của một ngân hàng Thị phần thanh toán nhập khẩu =
Kim ngạch nhập khẩu của quốc gia
Ngồi ra cịn có các chỉ tiêu về thị phần tương đối
Là thị phần TTQT, thị phần thanh toán xuất khẩu, thị phần thanh toán nhập khẩu của ngân hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Doanh số TTQT của ngân hàng Thị phần tương đối TTQT =
Doanh số TTQT của đối thủ Doanh số xuất của ngân hàng Thị phần tương đối xuất khẩu =
Doanh số xuất của đối thủ Doanh số nhập của ngân hàng Thị phần tương đối nhập khẩu =
Các chỉ tiêu này sẽ giúp nhận biết lợi thế cạnh tranh của ngân hàng mình so với
ngân hàng đối thủ. Trên thực tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia trong
một năm là một số xác định (100%) mà số các ngân hàng tham gia hoạt động TTQT thì ngày càng tăng nên việc tăng thị phần tuyệt đối của các ngân hàng là có giới hạn. Chính vì vậy khi phân tích, đánh giá về thị phần TTQT của một ngân hàng bên cạnh các chỉ tiêu tuyệt đối ta cần đánh giá các chỉ tiêu thị phần tương đối hay nói cách khác là so sánh giữa thị phần của ngân hàng mình với thị phần của các ngân hàng
đối thủ cạnh tranh.
1.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động TTQT.
Xuất phát từ những vai trò quan trọng của hoạt động TTQT đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, bất kỳ một ngân hàng nào dù mới bắt đầu tham gia thị
trường hay đã hoạt động trong lĩnh vực TTQT đều có xu hướng đẩy mạnh phát triển
mảng dịch vụ này để duy trì và mở rộng thị phần của ngân hàng mình. Điều này sẽ dẫn đến mức độ cạnh tranh để giành thị phần giữa các ngân hàng sẽ diễn ra ngày một gay go, quyết liệt.
Song, nếu các ngân hàng chỉ quan tâm đến việc thu hút, lôi kéo khách hàng nhằm
tăng thị phần mà không chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ, hạn chế rủi
ro thì cũng sẽ khơng hiệu quả. Chính vì vậy, khi phân tích đánh giá để đưa ra các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị phần TTQT của ngân hàng phải có sự kết hợp giữa nhóm chỉ tiêu phản ánh thị phần và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt
động TTQT:
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về doanh số TTQT.
Chỉ tiêu này cho ta thấy được phần nào hiệu quả hoạt động TTQT qua các năm. Doanh thu phí từ hoạt động TTQT.
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động TTQT, phí thu được càng cao thì hiệu
quả hoạt động TTQT của ngân hàng càng cao, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh chung của ngân hàng.
Doanh thu TTQT
Tỷ lệ doanh thu phí TTQT so với tổng thu nhập = x 100 Tổng thu nhập
Chỉ tiêu này sẽ cho ta biết trong tổng thu nhập của ngân hàng thì doanh thu do hoạt
động TTQT chiếm bao nhiêu phần trăm.
Doanh thu TTQT Tỷ lệ doanh thu phí TTQT so với doanh thu phí dịch vụ = x 100 Doanh thu phí dịch vụ Chỉ tiêu này sẽ cho ta biết trong tổng doanh thu về phí dịch vụ của ngân hàng thì doanh thu do hoạt động TTQT đem lại chiếm bao nhiêu phần trăm.
Sự đa dạng về sản phẩm TTQT.
Số lượng các phương thức thanh toán, số lượng các sản phẩm dịch vụ về chiết khấu, tài trợ xuất nhập khẩu,... phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, từ đó mới có thể phát triển được hoạt động TTQT, tăng thêm thu nhập của ngân hàng qua việc thu các phí dịch vụ, phí thanh tốn.
Tỷ trọng của từng phương thức TTQT.
Chỉ tiêu này sẽ giúp nhận biết được phương thức thanh toán nào được khách hàng sử dụng nhiều nhất, phương thức nào ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt nhất. Từ
đó, ngân hàng có thể đưa ra các tư vấn hợp lý cho khách hàng khi lựa chọn phương
thức thanh toán cũng như thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng, góp phần tăng được doanh số và mở rộng được thị phần TTQT của ngân hàng mình.
Tỷ trọng doanh số TTTQ theo từng khu vực.
Xác định được những chi nhánh nào trong hệ thống ngân hàng có hoạt động mạnh
về TTQT để có những đầu tư đúng hướng cho từng chi nhánh cụ thể. Chất lượng của hoạt động TTQT.
Đánh giá chất lượng dịch vụ TTQT; mức độ sai sót; mức độ am hiểu các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; mức độ tuân thủ các quy chế, quy trình TTQT; mức độ rủi ro
1.3. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG LỚN VỀ PHÁT TRIỂN TTQT. 1.3.1. Ngân hàng CiTi.
Citi là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính lớn nhất của Mỹ, được thành lập
vào năm 1812. Hiện nay Citi là một phần của tập đoàn Citigroup cũ.
Citi là ngân hàng của Mỹ đầu tiên hoạt động tại Châu Á vào năm 1902 và hiện nay
đã phát triển rộng nhất trong khu vực Châu Á ở lĩnh vực tài chính với hơn 200 chi
nhánh tại 21 nước. Mạng lưới bán lẻ của ngân hàng Citi tại Châu Á Thái Bình
Dương có 32 triệu khách hàng tại 14 thị trường chính kể cả Việt Nam.
Kinh nghiệm về phát triển mạng lưới.
Với trên 3,400 chi nhánh và trụ sở trên 100 nước, là một trong những ngân hàng lớn
và lâu đời nhất trên thế giới, Citi luôn xem trọng thị trường bán lẻ. Khả năng tận
dụng mạng lưới rộng khắp toàn cầu và những chuyên gia về TTQT của Citi là một nền tảng vững chắc cho sự thành cơng. Citi có thể cung cấp dịch vụ TTQT nhanh và
đa dạng. Hiện Citi có 6 trung tâm TTQT xử lý tập trung theo từng vùng khác nhau.
Kinh nghiệm về đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.
Citi cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho cả khách hàng riêng lẻ và các định chế tài chính. Citi kết hợp cả thế mạnh về mạng lưới và tài nguyên toàn cầu với dấu
ấn lớn tại thị trường địa phương để đưa ra các sản phẩm mang tính sáng tạo, đáp