Giải pháp nhân sự và quản lý nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 92 - 94)

3.2. Các giải pháp phát triển dịch vụ TTQT của ACB

3.2.2. Giải pháp nhân sự và quản lý nhân sự

Con người là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đầu tư vào con người có ý nghĩa sống cịn đối với sự thành đạt của ACB. Chất lượng hoạt động TTQT là một hoạt động dịch vụ đặc biệt phụ thuộc rất nhiều vào

trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên, do đó cần phải được quan tâm và đầu tư thỏa đáng.

Trung tâm TTQT

 Chịu trách nhiệm chính về nghiệp vụ.

 Đưa ra các định hướng phát triển, các quy trình, hướng dẫn,…  Đưa ra các chiến lược Marketing.

 Tư vấn, hỗ trợ kênh phân phối.

Kênh phân phối

 Chịu trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm, tiếp thị khách hàng.  Tư vấn, hướng dẫn khách hàng.

Tại Trung tâm TTQT.

Khi xử lý tập trung thì khối lượng cơng việc tại trung tâm sẽ rất nhiều địi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên đủ bảo đảm về cả số lượng và chất lượng để trung tâm TTQT và cả hoạt động TTQT của ACB được vận hành một cách trơn tru và nhanh chóng. Với khối lượng cơng việc tại trung tâm như hiện nay, có thể nói

lượng nhân viên tại Trung tâm chưa đáp ứng được, tốc độ xử lý còn chậm, mạng

Swift mặc dù đã online nhưng Trung tâm vẫn xử lý điện rất chậm nên điện hầu

như chỉ đi được tối đa là 2 đến 3 phiên một ngày, cần phải tiến đến bố trí nhân

sự trực Swift 24/24 để bảo đảm nhận và xử lý điện đến và đi được liên tục. Ban lãnh đạo cần phải tiến hành từng bước tuyển dụng, rà soát sắp xếp lại đội ngũ

nhân sự làm TTQT, xây dựng tiêu chuẩn nhân sự TTQT, lên kế hoạch đào tạo và

đào tạo lại nhân sự TTQT đảm bảo cho việc xử lý chứng từ tại Trung tâm được

tiến hành một cách thông suốt với năng suất và chất lượng cao và hạn chế rủi ro.  Tại kênh phân phối

Hiện nay làm dịch vụ TTQT tại kênh phân phối là chức danh Dịch vụ khách hàng và Kiểm soát viên giao dịch. Đây là những chức danh bắt buộc phải trang bị và không ngừng được đào tạo, nâng cao kiến thức về TTQT, đồng thời các kênh phân phối cần phải có sự phân cơng nhân sự hợp lý, cần phải có nhân sự chuyên theo dõi và làm dịch vụ TTQT để giải quyết nhanh chóng và hạn chế rủi ro cho khách hàng. Ngoài ra, các chức danh khác như quan hệ khách hàng,... là những người làm công tác tiếp thị, cần phải trang bị kiến thức TTQT cho cả những chức danh này đồng thời giao chỉ tiêu tiếp thị doanh số TTQT cho đội ngũ này để đẩy mạnh việc tiếp thị nâng cao doanh số và thị phần TTQT.

Bên cạnh đó, xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự TTQT đảm bảo yêu cầu cả về số lượng và chất lượng cho toàn hệ thống. Hiện nay có thể nói nhân sự của ACB,

đặc biệt là nhân sự tại các kênh phân phối đang có sự biến động rất lớn, do đó cần

có chính sách nhân sự, chính sách quản lý hợp lý hơn, đãi ngộ thỏa đáng đối với những nhân sự giỏi về chun mơn nghiệp vụ, hồn thành tốt cơng việc được giao,

có nhiều sáng tạo, tích cực xơng xáo thu hút nhiều khách hàng mới về giao dịch, mạnh dạn đề bạt nhân sự trẻ có năng lực, sắp xếp đúng người đúng việc theo trình

độ và yêu cầu công việc. Đồng thời có chế độ kỷ luật, chuyển công tác khác với

những nhân sự ý thức kỷ luật kém, có hành vi vi phạm đạo đức, chưa hồn thành nhiệm vụ, gây ra sai sót làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Có cơ chế về tiền

lương, tiền thưởng để động viên, khuyến khích thu hút những chuyên gia giỏi trong

lĩnh vực TTQT. Khen thưởng đối với các chi nhánh hoàn thành tốt chỉ tiêu TTQT,

kinh doanh đối ngoại và tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân hàng.

Tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên làm cơng tác TTQT theo đúng

đối tượng, khuyến khích tinh thần tự học của nhân viên. Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra sát hạch trình độ nhân viên, là cơ sở để đánh giá, xếp loại, đề bạt từ đó

có kế hoạch phân loại hoặc chuyển sang vị trí khác phù hợp. Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày cho nhân viên, thơng qua đó tạo điều kiện cho nhân viên nghiệp vụ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, đưa ra các tình huống khó trong cơng việc

để cùng giải quyết, rút kinh nghiệm. Về lâu dài, cần phối hợp với các trường và các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước để gửi nhân viên đi đào tạo về chuyên môn,

ngoại ngữ và các nghiệp vụ chuyên sâu khác liên quan, cũng như học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng của các nước có hoạt động TTQT lâu đời. Cho nhân viên

tham gia thường xuyên các hội thảo của các ngân hàng nước ngoài tổ chức trong và ngoài nước nhằm nâng cao nhận thức và kinh nghiệm của nhân viên.

Xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa cấp quản lý và nhân viên, giữa nhân viên với nhau; các mối quan hệ này có thể được xây dựng thơng qua các công việc hằng ngày, các buổi sinh hoạt tập thể, các hội thi, hội diễn trong ngân hàng,… Tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên làm việc nhóm, hợp tác với nhau và đặt lợi ích tập thể

lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)