Những đề nghị cho nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 110 - 157)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.3. Những đề nghị cho nghiên cứu tiếp theo

Do hạn chế về mặt thời gian nên bài viết khơng tránh khỏi những thiếu sót và rất mong có những nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện và phát triển thêm. Có thể bổ sung hoặc phát triển bài viết theo những hướng sau:

 Tập trung về giải pháp để hạn chế rủi ro cho hoạt động TTQT tại ACB.  Tập trung về xây dựng chiến lược Marketing TTQT, một lĩnh vực mà ACB

chưa được đầu tư đúng mức.

TÓM TẮT CHƯƠNG III

 

Toàn bộ chương III của luận văn là những giải pháp được tác giả đề xuất nhằm phát triển doanh số, mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại ACB, trên

cơ sở nắm vững cơ sở lý luận trình bày ở chương I, và hiểu rõ tình hình hoạt động khả năng cạnh tranh, cũng như những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của hoạt động TTQT tại ACB được phân tích ở chương II. Đây là những giải pháp được đề ra

nhằm giúp ACB khai thác tối đa những điểm mạnh, những lợi thế và khắc phục cơ bản

điểm yếu cịn tồn đọng trong q trình hoạt động TTQT. Đồng thời bên cạnh những nỗ

lực của ACB, cũng cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ và NHNN về chính sách, về mơi

trường pháp lý,... Do đó, luận văn cũng đưa ra nhiều kiến nghị khá thiết thực góp phần giúp ACB vượt qua được những thách thức, nắm bắt được những cơ hội nâng cao hơn

nữa hiệu quả hoạt động TTQT trong giai đoạn sắp tới.

Hoạt động thanh toán là một trong những chức năng quan trọng của hoạt động kinh doanh không những của ngành ngân hàng mà còn tác động rất lớn tới sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường tài

chính ngân hàng đã mở cửa. Các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ,... đã,

đang và sẽ thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và cung

cấp không hạn chế các sản phẩm dịch vụ như các ngân hàng trong nước; các ngân hàng Việt Nam cũng tận dụng ưu thế sân nhà để mở rộng mạng lưới của mình trên khắp cả nước; bên cạnh đó, nhu cầu của khách hàng ngày càng khắt khe hơn. Tất cả tạo nên một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt trong giai đoạn sắp tới.

Là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu, dịch vụ TTQT của ACB đã có một doanh số ổn định, một lượng khách hàng truyền thống, song vẫn chưa thật sự tương xứng với thương hiệu ACB hiện nay. Do đó, trước xu thế cạnh tranh, để có thể biến những khó khăn, thách thức thành cơ hội nhằm giữ vững và phát triển hoạt động dịch vụ TTQT của ACB, các phân tích, nghiên cứu và giải pháp được đưa ra trong luận văn là thật sự hữu ích và thiết thực.

Trên cơ sở những giải pháp, kiến nghị đã đưa ra, ACB cần tổ chức thực hiện chiến lược sao cho đồng bộ, thống nhất từ cấp lãnh đạo đến nhân viên nghiệp vụ của tất

cả các bộ phận, phịng ban trong ngân hàng, đồng thời cần phải có những giải pháp

để thích nghi với sự thay đổi của tình hình kinh tế từng giai đoạn và các chính sách điều tiết vĩ mơ của ngân hàng nhà nước.

Trong thời gian sắp tới, chắc chắn sẽ cịn nhiều khó khăn, song theo số liệu và phân tích của luận văn, tiềm năng và lợi thế trong hoạt động TTQT của ACB còn nhiều, tác giả tin rằng ACB sẽ vượt qua mọi khó khăn và trở thành một ngân hàng có dịch vụ TTQT tốt nhất Việt Nam trong tương lai gần.

Tài liệu:

 Trần Hồng Ngân (2001), Giáo trình Thanh tốn quốc tế, Nhà xuất bản

Thống kê.

 Trương Minh Trung (2009), Chiến lược Marketing cho dịch vụ thanh toán

quốc tế tại Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín - Sacombank. Luận văn thạc sĩ

kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

 ACB, Báo cáo thanh toán quốc tế của Trung tâm Thanh toán quốc tế năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009.

 ACB, Báo cáo thương niên năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009.  ACB, Biểu phí dành cho khách hàng doanh nghiệp.

 Eximbank, Báo cáo thương niên năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009.  Eximbank, Biểu phí Thanh tốn quốc tế.

 HD Bank, Biểu phí Thanh tốn quốc tế.

 Ngân hàng Đông Á, Báo cáo thương niên năm 2005, 2006, 2007, 2008,

2009.

 Ngân hàng Phương Đơng, Biểu phí Thanh tốn quốc tế.  Ngân hàng Phương Nam, Biểu phí Thanh tốn quốc tế.

 Sacombank, Báo cáo thương niên năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009.  Techcombank, Báo cáo thương niên năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009.  Vietcombank, Báo cáo thương niên năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009.  Vietcombank, Biểu phí Thanh tốn quốc tế.

 www.cafef.vn  www.citibank.com.vn  www.customs.gov.vn  www.gso.gov.vn  www.hsbc.com.vn  www.moit.gov.vn  www.sacombank.com.vn  www.saga.vn  www.sbv.gov.vn  www.standardchartered.com  www.tgvn.com.vn  www.vietbao.vn  www.vietcombank.com.vn  www.wto.org

Trong quá trình viết, nhằm giúp cho luận văn thêm tính phong phú và khách quan, tác giả có thu thập những ý kiến, nhìn nhận, đánh giá về tình hình hoạt động TTQT tại ACB của các anh chị là những cán bộ quản lý cũng như là những nhân viên làm TTQT của Trung tâm TTQT và một số chi nhánh. Dưới đây là danh sách các anh chị này:

Tại Trung Tâm TTQT

STT TÊN CHỨC DANH

1 Phan Đức Minh Hải Phó Giám đốc

2 Nguyễn Thị Thùy Linh Trưởng Bộ phận Tư vấn và hỗ trợ

3 Lâm Thị Hồi An Kiểm sốt viên TTQT

4 Bùi Thị Phượng Kiểm soát viên TTQT

5 Đặng Mai Thục Oanh Kiểm soát viên TTQT 6 Lưu Bảo Diệp Chuyên viên TTQT 7 Đậu Thị Thanh Nga Nhân viên TTQT

Tại Bộ phận TTQT của các chi nhánh

STT TÊN CHỨC DANH

1 Nguyễn Thị Bé Năm Trưởng Bộ phận TTQT CN Phan Đăng Lưu

2 Trần Thị Hương Giang Kiểm soát viên TTQT CN Văn Lang

3 Đoàn Phạm Hữu Thời Nhân viên TTQT CN Phan Đình Phùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 110 - 157)