Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 109 - 110)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một là hoàn thiện, phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các ngân hàng thương mại mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tạo

điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ TTQT có hiệu quả.

Thứ nhất, giám sát thường xuyên hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, quản lý và buộc các ngân hàng thương mại phải xử lý trạng thái ngoại hối của mình trong ngày bằng việc mua và bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tùy thuộc theo nhu cầu của từng ngân hàng.

Thứ hai, mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tạo cho thị trường hoạt động sôi nổi với tỷ giá sát với thực tế thị

trường.

Thứ ba, đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các hình thức giao dịch như mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn, mua bán quyền chọn, hoán đổi ngoại tệ, phát triển các hình thức nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ vay mượn trên thị trường trong

nước và quốc tế.

Hai là điều hành tỷ giá linh hoạt, thận trọng theo cơ chế thị trường, dần từng bước

tiến tới áp dụng một cơ chế tỷ giá hối đoái tự do và Nhà nước chỉ can thiệp khi cần thiết tạo điều kiện để phát triển thị trường ngoại hối, khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu.

Cần tính tốn xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý có đủ khả năng điều chỉnh thị

trường ngoại tệ khi có căng thẳng về tỷ giá, đồng thời có kế hoạch quản lý chặt các

nguồn ngoại tệ vào ra, cũng như hoạt động mua bán ngoại tệ tại thị trường tự do tránh hiện tượng đầu cơ ngoại tệ tạo nên những cơn sốt giả tạo, gây bất ổn thị

Ba là thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính, tạo sự thơng thống cho hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế. Từng bước nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam.

Bốn là củng cố và phát triển Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, tạo điều kiện cho các ngân hàng hợp tác cùng tìm hiểu khách hàng và đối tác, giúp đỡ và tương trợ nhau trong q trình hồ nhập, cùng nghiên cứu và hạn chế bớt rủi ro trong TTQT.

Năm là tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng NHNN.

NHNN cần tăng cường trang bị các phương tiện thơng tin hiện đại cho trung tâm để

có điều kiện thu thập, phân tích, xử lý kịp thời, đầy đủ và chính xác các thơng tin về

tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh tốn, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp trong và ngồi nước. Cần có cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thường xun các thơng tin về tình hình dư nợ của các doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng, đây là cơ sở quan trọng để ngân hàng có tiêu chí đánh giá và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến TTQT như bảo lãnh, cho vay, chiết khấu, tài trợ,...

Và cuối cùng, NHNN đóng vai trị là cấp quản trị cao nhất của hệ thống ngân hàng, NHNN phải nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ

chức tín dụng. Xây dựng phương pháp, đội ngũ kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT của các ngân hàng theo đúng luật pháp và các chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 109 - 110)