Giải pháp về sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 99 - 101)

3.2. Các giải pháp phát triển dịch vụ TTQT của ACB

3.2.5. Giải pháp về sản phẩm

Có thể nói các sản phẩm TTQT của ACB khá phong phú so với các ngân hàng hiện nay và được quy định tương đối chặt chẽ, song vẫn cần phải khơng ngừng nghiên cứu, hồn thiện sản phẩm hiện có, đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng và phù hợp với nhu cầu thị trường.

Đối với thanh toán nhập khẩu.

Hiện nay, hai phương thức thanh toán được thị trường Việt Nam ưa chuộng nhất là T/T và L/C. Về phía ACB mà nói, phương thức T/T là một thế mạnh, đây là một

phương thức chiếm phần lớn doanh thu hàng năm. Song, phương thức L/C lại chưa

thực sự khai thác được hết thế mạnh thị trường. Tại ACB chỉ mới phổ biến hai loại L/C là L/C không huỷ ngang và L/C không huỷ ngang có xác nhận. ACB có thể

thực hiện đa dạng hố các loại L/C để mở rộng thị phần TTQT của mình. Có thể

đưa ra một số ví dụ như:

 Đối với những doanh nghiệp mua bán hàng hoá qua trung gian có thể áp

dụng loại thanh toán phù hợp như tín dụng thư giáp lưng, tín dụng thư chuyển nhượng.

 Đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng gia công, hàng đổi hàng hay hàng được giao thường xuyên theo chu kỳ nên áp dụng phương thức tín dụng

chứng từ đặc biệt như tín dụng thư tuần hồn.

 Đối với doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm hàng hoá là thực phẩm

nơng sản mau hư hỏng nên áp dụng tín dụng thư dự phòng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của cả hai bên xuất nhập khẩu.

Nên xem xét lại mức ký quỹ mở L/C, có thể linh động giải quyết giảm tỷ lệ ký quỹ

cho khách hàng. Thậm chí, đối với những khách hàng lớn, tình hình tài chính mạnh, có quan hệ lâu năm, uy tín thanh tốn cao, có thể xem xét áp dụng tỷ lệ ký quỹ 0%.

Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm tài trợ. Hiện nay, về nhập khẩu ACB có sản

phẩm tài trợ nhập khẩu và tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lơ hàng, tuy nhiên

chưa được đẩy mạnh, chỉ tập trung ở một số sở giao dịch và chi nhánh lớn. Thường xuyên xem xét tăng số lượng, loại hàng hóa được chấp nhận thế chấp để tài trợ

trong danh sách.

Đối với thánh toán xuất khẩu.

Hoạt động xuất khẩu của ACB chưa mạnh, cần không ngừng hồn thiện, phát triển các sản phẩm hiện có và đưa ra nhiều sản phẩm mới về tài trợ xuất khẩu bởi nó đáp

ứng được nhu cầu vốn của hầu hết các doanh nghiệp khi làm hàng xuất khẩu. Đẩy

mạnh được hoạt động xuất khẩu cũng là giải pháp để giảm bớt sự mất cân đối ngoại tệ, tăng được nguồn thu ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.

Nâng cao tỷ lệ chiết khấu hối phiếu, cho vay cầm cố bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ, có thể tới 100% đối với những bộ chứng từ hồn hảo, khách hàng lâu năm và uy tín.

Đặt hàng cho cơng nghệ thơng tin xây dựng chương trình tự động báo có khi có tiền

từ nước ngồi về để báo có kịp thời và chương trình chấm chứng từ trên máy,... để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu.

Hiện nay, ACB đã thực hiện phương thức CAD, đây là một trong những bước tiến của ACB so với các ngân hàng khác, song doanh số vẫn còn rất thấp, cần phải tiếp tục hồn thiện sản phẩm để có thể phát triển sản phẩm rộng rãi trên thị trường. Nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ TTQT đang được các ngân hàng đẩy mạnh kể cả ngân hàng nước ngoài đang triển khai. ACB cần nghiên cứu cụ thể về nhu cầu trong

nước để thiết kế những sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế phù hợp. Tạo ra các

sản phẩm, dịch vụ thanh toán quốc tế đủ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; kết hợp nhiều sản phẩm với nhau (như kinh doanh ngoại hối, các sản phẩm về cho vay ngoại tệ,...) nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thanh tốn quốc tế, tạo tiện ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ này tại ACB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 99 - 101)