Thị phần tương đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 71 - 73)

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động TTQT tại ACB

2.3.6.2. Thị phần tương đối

Bảng 2.18:

Thị phần TTQT tương đối của ACB so với Vietcombank 2005 - 2009.

Đơn vị: tỷ USD.

2005 2006

Chỉ tiêu

Giá trị Thị phần

tương đối Giá trị

Thị phần tương đối DSTT XK 0.26 0.03 0.54 0.04 DSTT NK 0.73 0.06 1.17 0.12 Tổng 0.985 0.05 1.71 0.07 2007 2008 2009 Chỉ tiêu Giá trị Thị phần

tương đối Giá trị

Thị phần

tương đối Giá trị

Thị phần tương đối

DSTT XK 0.82 0.06 1.14 0.07 1.09 0.09

DSTT NK 1.99 0.16 2.32 0.15 1.98 0.15

Tổng 2.81 0.11 3.46 0.11 3.07 0.12

Nguồn: tổng kết của Trung tâm TTQT ACB.

Xét về thị phần tương đối so với Vietcombank, tất cả các năm từ năm 2005 đến năm 2009 thị phần tổng doanh số TTQT, thị phần doanh số xuất khẩu và thị phần doanh số nhập khẩu của ACB đều rất nhỏ so với 1 chứng tỏ Vietcombank vẫn đang giữ lợi thế cạnh tranh rất lớn so với ACB về hoạt động TTQT. Điều này cũng hợp lý vì Vietcombank là ngân hàng có truyền thống lâu đời và là một ngân hàng luôn luôn dẫn đầu trong hệ thống các ngân hàng về hoạt động này. Trong đó ta thấy, Vietcombank đặc biệt có lợi thế trong hoạt động thanh toán xuất khẩu, đây là

nghiệp vụ đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm, có uy tín cao mà thường những ngân hàng có hoạt động TTQT khá “trẻ” như ACB chưa thể đẩy mạnh phát triển ngay được. Tuy nhiên, ta thấy thị phần này đang từng bước giảm liên tục, thay vào đó thị phần TTQT của ACB lại tăng qua các năm, chứng tỏ hoạt động TTQT của ACB đang phát triển và là một trong những đối thủ cạnh tranh trong hệ thống các ngân hàng cổ phần về hoạt động TTQT với Vietcombank hiện nay.

Bảng 2.19:

Thị phần TTQT tương đối của ACB so với các ngân hàng 2005 - 2009.

Thị phần tương đối của ACB

Năm So với Sacombank So với Eximbank So với Techcombank So với Đông Á 2005 0.66 0.59 0.98 0.91 2006 0.90 0.74 1.28 1.25 2007 0.92 0.97 1.03 1.38 2008 0.93 0.88 1.02 1.45 2009 0.93 0.75 0.85 1.21

So sánh với từng ngân hàng ta thấy, nhìn chung lợi thế cạnh tranh của ACB chưa

cao, chưa thực sự tương ứng với vị thế được đánh giá là một ngân hàng thương mại

cổ phần hàng đầu hiện nay.

So với Sacombank, lợi thế cạnh tranh vẫn thuộc về Sacombank, song lợi thế này không nhiều và đến năm 2009 thì nó khơng cịn đáng kể nữa. Do đó, với tốc độ phát triển như hiện nay của ACB, có khả năng trong năm 2010 này lợi thế cạnh tranh sẽ cân bằng, thậm chí là đổi chiều.

So với Eximbank, lợi thế cạnh tranh nghiêng hẳn về phía Eximbank. Năm 2005, hoạt động TTQT của ACB có thể nói là khá nhỏ bé so với Eximbank, nhưng sau đó hoạt động này đã nhanh chóng phát triển, và thị phần tương đối so với Eximbank vươn lên gần 1, nhưng đến hết năm 2009 lại giảm, con số này là 0.75. Đây là con số tuy khá thấp nhưng không phải là không thể vươn lên, với tiềm lực của mình, ACB hồn tồn có thể đuổi kịp thậm chí là vượt Eximbank về hoạt động TTQT trong những năm tiếp theo.

So với Techcombank và ngân hàng Đông Á, ACB chiếm lợi thế cạnh tranh hơn, hầu hết các con số đều lớn hơn 1, song sự chênh lệch lớn hơn này khá nhỏ, hơn nữa lại

có xu hướng giảm dần, đặc biệt là Techcombank, sự chênh lệch này gần như khơng

có, thậm chí đến năm 2009 thì Techcombank lại có lợi thế hơn. Vì vậy, địi hỏi ACB phải không ngừng cố gắng, đầu tư hợp lý để nâng cao được khả năng cạnh tranh, mở rộng được thị phần và đẩy mạnh được doanh số trong một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)