Nhận định về đối thủ cạnh tranh của ACB trong TTQT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 48 - 52)

Vietcombank.

Vietcombank được biết đến là ngân hàng dẫn đầu tại Việt Nam, năm 2009 tổng tài

sản đạt 255,496 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 16,710 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 5,004 tỷ

đồng. Trải qua 46 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank luôn giữ vững vị thế là

nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án,… Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch,

hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch trên tồn quốc, 3 cơng ty con tại Việt Nam, 1

công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết, 1 văn phòng

đại diện tại Singapore. Vietcombank đang chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại Việt Nam

trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như: thanh toán quốc tế (khoảng 23%), cho vay (khoảng 10%), tiền gửi (khoảng 12%), thanh toán thẻ (khoảng 55%),…

Sacombank.

Sacombank thành lập ngày 21/12/1991, là một trong những ngân hàng hàng đầu trong hệ thống ngân hàng cổ phần về quy mô vốn điều lệ với con số là 6,700 tỷ

đồng, tổng tài sản đến năm 2009 là 98,474 tỷ đồng, lợi nhuận năm 2009 là 1,901 tỷ đồng. Sacombank hiện có 320 điểm giao dịch tại 45 tỉnh, thành phố, 1 chi nhánh ở

Lào, 1 chi nhánh ở Campuchia và 1 văn phòng đại diện tại Trung Quốc, Sacombank

đã thiết lập 6,180 đại lý của 289 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với

mơ hình và loại hình hoạt động tương tự như ACB, Sacombank hiện là đối thủ chính và ln cạnh tranh trực tiếp trên hầu hết các hoạt động. Sau hơn 16 năm từ năm 1994, hoạt động TTQT của Sacombank đã có những thành cơng nhất định.

Techcombank.

Techcombank là ngân hàng lớn thứ ba (xét về quy mô và vốn điều lệ) trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam hiện nay. Đến hết tháng 12 năm 2009, vốn chủ sở hữu đạt 7,761 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 5,400 tỷ đồng và lợi nhuận

phòng giao dịch nâng tổng số lên hơn 200 điểm tại 40 tỉnh thành trong cả nước. Đối với hoạt động TTQT, với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp tại gần 100 nước trên toàn thế giới, Techcombank vẫn đang khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng cung cấp dịch vụ TTQT và tài trợ thương mại mạnh trong hệ thống ngân

hàng thương mại Việt Nam.

Eximbank

Được thành lập ngày 24/05/1989 và hiện là một trong những Ngân hàng thương mại

cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Tính đến hết năm 2009, vốn chủ sở hữu đạt 13,627 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 8,800 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 1,533 tỷ đồng. Hiện nay Eximbank có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và 124 chi nhánh, phòng giao dịch. Eximbank đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới. Hoạt động TTQT có thể nói là một thế mạnh truyền thống của Eximbank trong suốt giai đoạn từ khi thành lập đến nay, vì vậy hoạt động này ln

được ngân hàng đầu tư nâng cao chất lượng và ngày càng được nhiều sự ủng hộ từ

phía các khách hàng.

2.2.2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Tuy âm thầm nhưng rất quyết liệt, các ngân hàng nước ngoài đang lao vào “cuộc chiến” giành thị phần, mở rộng tầm ảnh hưởng tại thị trường tài chính Việt Nam,

nơi được coi là “Con hổ mới của Châu Á”

Hoạt động của các ngân hàng trong nước chủ yếu vẫn là tín dụng, cịn các ngân

hàng nước ngồi lại rất mạnh về mảng dịch vụ, trong đó có cả dịch vụ TTQT. Việc

các doanh nghiệp trong nước đang có xu hướng chuyển qua giao dịch với các ngân

hàng nước ngoài ngày càng nhiều đang là lời cảnh báo cho hệ thống ngân hàng Việt

Nam, và ACB cũng không ngoại lệ.  Ngân hàng HSBC Việt Nam.

HSBC có mặt tại Việt Nam từ năm 1870. Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) được chính thức đưa vào hoạt động ngày 01/01/2009. Việc thành lập

ngân hàng con 100% vốn nước ngoài sẽ giúp HSBC hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn. HSBC cam kết giữ vững vị trí là một ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực TTQT và tài trợ chuỗi cung ứng. Hiện tại, mạng lưới hoạt động của HSBC Việt Nam gồm 1 chi nhánh và 4 phòng giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1 chi nhánh và 3 phòng giao dịch tại Hà Nội, 1 chi nhánh tại Bình Dương. HSBC hiện là

ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới hoạt động, sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng, đang đứng đầu về thanh toán

xuất nhập khẩu trong khối các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, chiếm 30% tổng doanh thu của ngân hàng

HSBC coi Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng về hoạt động xuất nhập khẩu.

HSBC đã tiến hành khảo sát đối với 5,120 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động xuất

nhập khẩu trên 17 thị trường trong việc đưa ra các dự đoán của họ về độ tin cậy

thương mại xuất nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2010, có kết quả như sau:

Chỉ số tin cậy thương mại của Việt Nam cao thứ 3, đạt 132 điểm, tăng từ mức 110

điểm từ đợt khảo sát tiến hành vào cuối năm 2009. Đây luôn là một thị trường hấp

dẫn và đầy tiềm năng để HSBC đầu tư và khai thác.  Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam.

Standard Chartered là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, Standard Chartered Vietnam đã đi vào hoạt động từ ngày 1/8/2009 với việc khai trương Hội sở tại Hà Nội và chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, và dự định mở thêm 20 - 30 chi nhánh trong

thời gian sắp tới. Ngân hàng hiện có hơn 350 nhân viên. Ngân hàng cung cấp đầy

đủ các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán buôn cho các doanh nghiệp và các định

chế tài chính, doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngân hàng Standard Chartered hiện nắm giữ 15% cổ phần của ACB.

Ngân hàng ANZ.

ANZ cũng là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên hoạt động tại Việt Nam, thành lập chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội từ năm 1993 và hiện nay sở hữu 10% cổ phần của Sacombank và 10% cổ phần của các cơng ty chứng khốn khác. ANZ hiện có 5 chi nhánh ở Hà Nội, 5 chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh, 1 chi nhánh tại Cần Thơ, và đang tiếp tục mở thêm chi nhánh và phòng giao dịch chiếm lĩnh thị

trường Việt Nam. ANZ cung cấp đầy đủ các sản phẩm tài chính doanh nghiệp gồm

tín dụng, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu, quản lý nguồn vốn và các sản phẩm ngoại hối.

Ngồi ra cịn có các ngân hàng nước ngồi khác đã, đang và sẽ hướng tầm nhìn vào thị trường Việt Nam như Raiffeisen International (Úc), Ngân hàng ING (Hà Lan), Ngân hàng Barclays (Anh),….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 48 - 52)