3.2. Các giải pháp phát triển dịch vụ TTQT của ACB
3.2.7. Giải pháp về mạng lưới phân phối
Hệ thống kênh phân phối trong nước.
ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới kênh phân phối rộng khắp trên cả nước với 249 chi nhánh và phòng giao dịch, trong đó có 61 chi nhánh và 68 phịng giao dịch có thực hiện TTQT. Như vậy, rõ ràng vẫn cịn gần một nữa số chi nhánh và phòng giao dịch cịn lại chưa triển khai dịch vụ TTQT, do
đó doanh số TTQT đạt được vẫn chưa tương xứng với hệ thống kênh phân phối
rộng khắp làm lãng phí chi phí. Do đó, ACB cần phải triển khai dịch vụ TTQT một cách rộng khắp, làm sao để tất cả các chi nhánh hiện hữu cũng như những chi nhánh sắp hình thành đều có đủ nhân sự và kỹ thuật để có thể triển khai dịch vụ này, nhằm
đem lại nguồn thu phí rất lớn cho kênh phân phối, góp phần nâng cao doanh số
TTQT cho toàn ngân hàng.
Hệ thống kênh phân phối ở nước ngoài.
Hiện nay, đây là một hạn chế của ACB vì chưa có một chi nhánh hay văn phịng đại diện nào ở nước ngồi. So sánh với các ngân hàng khác như Vietcombank hiện nay
đã có văn phịng đại diên tại Singapore và cơng ty tài chính tại Hồng Kơng,
Sacombank đã có văn phịng đại diện ở Trung Quốc, chi nhánh ở Lào và
cần phải có được các chi nhánh ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,... đây là những nước có vị trí địa lý khá gần gũi, lại có quan hệ xuất nhập
khẩu hàng hoá rất lớn với Việt Nam, có thể tiến hành lập văn phịng đại diện tại Mỹ. Ngoài ra, qua hệ thống chi nhánh nước ngồi, ACB có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng và thực hiện hoạt động TTQT an tồn, hiệu quả và nhanh chóng.
Ngồi kênh phân phối truyền thống nêu trên ACB có thể phân phối sản phẩm dịch vụ TTQT qua các kênh phân phối hiện đại như:
Ngân hàng qua điện thoại.
Đây là một kênh phân phối đang được áp dụng với các giao dịch được tiến hành
giữa khách hàng và ngân hàng thông qua điện thoại. Tại ACB, các giao dịch về
TTQT chưa được triển khai thông qua kênh này, và nếu có chỉ dừng lại ở mức độ
cung cấp thơng tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái, tư vấn nghiệp vụ. Trong thời gian sắp tới, ACB có thể triển khai dịch vụ TTQT thông qua kênh này. Cụ thể, các giao dịch chuyển tiền khách hàng có thể fax lệnh chuyển tiền cho ngân hàng bằng số fax đã
được đăng ký, đồng thời xác nhận giao dịch với nhân viên TTQT qua điện thoại
bằng mật khẩu đã được quy định trước đối với từng khách hàng, nhân viên TTQT sẽ ghi âm lại cuộc hội thoại và xác nhận giao dịch thành công. Với cách thức này khách hàng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với việc giao dịch trực tiếp bằng bản chính của lệnh chuyển tiền.
Ngân hàng qua Internet (ACB online)
Dịch vụ này được đổi tên thành ACB online từ tháng 6 năm 2010 với nhiều cải tiến
hơn so với Internat banking, Home banking,... trước đây. Đây là kênh thực hiện
thơng qua máy tính cá nhân có nối mạng Internet, khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng mà không cần phải đến ngân hàng và không phụ thuộc vào thời gian làm việc của ngân hàng, khách hàng cũng có thể giao dịch với ngân hàng từ mọi nơi trên thế giới. Với dịch vụ này, ngân hàng sẽ thay khách hàng thanh toán và trừ phí thơng qua tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Mọi giao dịch như: chuyển tiền, phát hành L/C, thanh tốn nhờ thu… có thể thực hiện trực tuyến trên Internet.
Để áp dụng được các hình thức thanh toán này, ACB cần phải xây dựng một số tiêu
chí, cũng như một số thiết bị bảo mật nhất định để bảo đảm chất lượng dịch vụ, tuân thủ đúng quy định, quy chế và hạn chế rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.
3.2.8. Giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng quan hệ ngân hàng đại lý
Hệ thống các ngân hàng đại lý trên thế giới là hết sức quan trọng trong hoạt động TTQT. Nếu mạng lưới ngân hàng đại lý khơng có sẽ rất khó khăn cho các ngân hàng trong việc đi điện (đặc biệt là điện mở L/C), phải đi qua các ngân hàng trung gian, dẫn đến chất lượng dịch vụ kém, xử lý chậm và tốn nhiều chi phí qua trung gian. Việc mở rộng quan hệ đại lý còn nâng cao uy tín quốc tế, mở rộng thị trường,
qua đó hỗ trợ cơng tác đào tạo, tận dụng kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các ngân hàng nước ngồi. Đồng thời, thơng qua hệ thống các ngân hàng đại lý có thể
giới thiệu về hoạt động và vị trí của ngân hàng đến khách hàng ở các nước.
Chính sách ngân hàng đại lý tốt sẽ giúp ACB có được các hạn mức tín dụng, hạn
mức xác nhận, hạn mức tái tài trợ từ các ngân hàng nước ngoài nhằm đáp ứng tốt
hơn nữa nhu cầu của khách hàng.
Việc thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý với ngân hàng các nước có ý nghĩa chiến
lược trong việc phát triển nghiệp vụ TTQT. Do đó trong thời gian sắp tới ACB cần
thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục duy trì và củng cố mối quan hệ với các ngân hàng đại lý hiện hữu để giữ vững uy tín của mình trên thị trường. Bàn bạc và trao đổi với các ngân hàng này
để bổ sung nội dung hợp tác giúp cho việc hợp tác, hỗ trợ thực sự hiệu quả trong
thời gian tới, chẳng hạn như cấp thêm các hạn mức về xác nhận, tài trợ,...
Hai là, xem xét và xây dựng tiêu chuẩn hợp lý để tích cực và chủ động thiết lập thêm các ngân hàng đại lý, mở rộng mạng lưới sang các thị trường mà các doanh nghiệp của Việt Nam có quan hệ xuất nhập khẩu như Mỹ, Pháp, Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc,... nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán kịp thời của các doanh nghiệp.
Hệ thống đại lý cần phải mở rộng ra cả các cơng ty tài chính, các cơng ty bao thanh tốn. Bộ phận phân tích các định giá tài chính (FI) của ACB cần cập nhật thơng tin của các tổ chức tài chính trên thế giới, căn cứ vào uy tín nội địa của họ, thị trường hoạt động để đánh giá, cho điểm, xếp loại nhóm ngân hàng (từ nhóm 1 trở xuống), và thiết lập hạn mức giao dịch với các tổ chức tài chính đó. Đây sẽ là nguồn thông tin rất quan trọng giúp bộ phận thanh toán hạn chế và lường trước các rủi ro sẽ có thể xảy ra khi tiến hành giao dịch với các tổ chức tài chính này.
3.2.9. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Trong thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát tại ACB thường chú trọng đến hoạt động tín dụng, ngân quỹ, chưa có một chương trình kiểm tra định kỳ cho hoạt
động TTQT. Trong khi đó, TTQT là một hoạt động quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng lại chứa đựng nhiều rủi ro, do đó cần có sự quan tâm, giám sát chặt chẽ. Cần có một số giải pháp:
Một là, xây dựng một quy trình kiểm tra, kiểm sốt định kỳ cụ thể. Kiểm tra việc chấp hành các quy chế, quy trình TTQT, phát hiện các sai sót trong xử lý, trong quy trình và nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro xảy ra. Trong q trình kiểm tra, có thể kết hợp hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên, kiểm tra phải trên tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ kênh phân phối trong quá trình hoạt động và khắc phục sai sót.
Hai là, đội ngũ cán bộ kiểm tra, kiểm soát cần được đào tạo toàn diện các mặt
nghiệp vụ, nắm vững quy trình, quy chế của ngân hàng, am hiểu và có kinh nghiệm về lĩnh vực TTQT để nâng cao chất lượng kiểm tra.
3.2.10. Giải pháp khác.
Để hoạt động TTQT phát triển và hoàn thiện, bên cạnh các giải pháp trên cần phải:
Muốn tạo được uy tín tốt thì khơng chỉ hoạt động TTQT được phát triển mà tất cả mọi mặt hoạt động của ngân hàng đều phải phát triển. Tổ chức tốt các mối quan hệ giữa các phịng ban để giải quyết cơng việc nhanh, thuận tiện hơn trong q trình thanh tốn, như việc phối hợp giữa Trung tâm TTQT và Trung tâm tín dụng nhằm
đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, ban hành biểu phí dành cho
khách hàng doanh nghiệp (trong đó có biểu phí TTQT) sao cho hiệu quả và cạnh tranh nhất; hoặc Trung tâm TTQT với phòng quan hệ quốc tế trong việc thiết lập các quan hệ đại lý, đánh giá năng lực, uy tín của các ngân hàng phát hành L/C; hay giữa Trung tâm TTQT và phòng kinh doanh ngoại hối trong việc phòng tránh rủi ro tỷ giá, bảo đảm dự trữ ngoại tệ đa dạng, thường xuyên theo dõi biến động tỷ giá của các loại ngoại tệ, sự biến động của các thị trường tài chính tiền tệ để có dự báo chính xác về sự biến động tỷ giá trên cơ sở đó mà thay đổi kết cấu dự trữ có lợi nhất, đồng thời để đáp ứng cho khách hàng về nguồn ngoại tệ thanh toán, Trung tâm TTQT nên kết hợp với phòng kinh doanh ngoại hối để đẩy mạnh nghiệp vụ
Option, Forward,... để phục vụ cho các khách hàng thường xuyên giao dịch TTQT.
Phải xây dựng một môi trường kinh doanh văn hóa và phong cách phục vụ hiện đại,
điều này có làm được hay khơng được quyết định rất lớn từ yếu tố con người, phải
tạo được hình ảnh cán bộ nhân viên của ACB từ nhân viên văn phòng đến nhân viên bảo vệ, nhân viên tạp vụ với tác phong làm việc khoa học, văn minh, lịch sự. Thực hiện tốt phương châm: “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
Để mở rộng thị phần, tăng doanh số TTQT ngoài sự nỗ lực của bản thân ACB, cần
có sự hỗ trợ của Chính phủ, của NHNN, để tạo điều kiện, môi trường ngày càng thuận lợi không những cho hoạt động TTQT tại ACB mà còn giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng khởi sắc.
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước.
Cải cách mạnh mẽ và triệt để các thủ tục hành chính, tạo hành lang thơng thống cho hoạt động xuất nhập khẩu. Cần có các văn bản liên ngành phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng với các Bộ, ngành như Hải quan, Thuế,... nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên, tránh mâu thuẫn lẫn nhau, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi phục vụ doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu theo một chu trình tuần tự khép kín, giảm bớt các thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Sớm nghiên cứu, soạn thảo, điều chỉnh và áp dụng hệ thống văn bản pháp luật (như luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, luật quản lý ngoại hối,...) sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam làm cơ sở điều chỉnh và tạo môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT của các ngân hàng. Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến hệ thống hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng như: Luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng, quyết định của NHNN về thu phí dịch vụ, quyết định của Thủ tướng chính phủ về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu, các văn bản về qui chế mở L/C trả chậm,... Tuy nhiên, có thể nói trong đó có những văn bản pháp luật cịn thiếu sót, ban hành từ lâu khơng cịn phù hợp với điều kiện mới cần phải được nghiên cứu sửa đổi.
Nhà nước cần tạo sự ổn định về chính trị và môi trường kinh tế vĩ mô. Tiếp tục mở
rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hố, duy trì mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội phát triển và xâm nhập các thị trường có tiềm năng như các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, các nước thuộc khối Đông Âu, Bắc Mỹ,.... Thực hiện gỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, cắt giảm bớt các thủ tục xuất nhập khẩu. Có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm
năng sẵn có về tài ngun, lao động.
Tích cực cải thiện cán cân TTQT bằng cách khuyến khích đẩy mạnh tăng doanh số xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu; nâng cao chất lượng hoạt động xuất khẩu bằng cách đầu tư thích đáng vào những sản phẩm mà Việt Nam có ưu thế như: gạo, cao su, hàng thuỷ sản, lâm sản,...; giảm dần tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, cơng nghệ cao; có những khuyến khích sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu; sử dụng các công cụ quản lý vĩ
mô như thuế, lãi suất cho vay đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu,...
Tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục cấp phép cho các ngân hàng thương mại thực hiện
Sớm triển khai khung pháp lý cho việc sử dụng chữ ký số, chứng từ điện tử, chứng chỉ số,... để triển khai các ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại và tự động.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước.
Một là hoàn thiện, phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các ngân hàng thương mại mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tạo
điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ TTQT có hiệu quả.
Thứ nhất, giám sát thường xuyên hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, quản lý và buộc các ngân hàng thương mại phải xử lý trạng thái ngoại hối của mình trong ngày bằng việc mua và bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tùy thuộc theo nhu cầu của từng ngân hàng.
Thứ hai, mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tạo cho thị trường hoạt động sôi nổi với tỷ giá sát với thực tế thị
trường.
Thứ ba, đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các hình thức giao dịch như mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn, mua bán quyền chọn, hoán đổi ngoại tệ, phát triển các hình thức nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ vay mượn trên thị trường trong
nước và quốc tế.
Hai là điều hành tỷ giá linh hoạt, thận trọng theo cơ chế thị trường, dần từng bước
tiến tới áp dụng một cơ chế tỷ giá hối đoái tự do và Nhà nước chỉ can thiệp khi cần thiết tạo điều kiện để phát triển thị trường ngoại hối, khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu.
Cần tính tốn xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý có đủ khả năng điều chỉnh thị
trường ngoại tệ khi có căng thẳng về tỷ giá, đồng thời có kế hoạch quản lý chặt các
nguồn ngoại tệ vào ra, cũng như hoạt động mua bán ngoại tệ tại thị trường tự do tránh hiện tượng đầu cơ ngoại tệ tạo nên những cơn sốt giả tạo, gây bất ổn thị
Ba là thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính, tạo sự thơng thống cho hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế. Từng bước nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam.
Bốn là củng cố và phát triển Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, tạo điều kiện cho các ngân hàng hợp tác cùng tìm hiểu khách hàng và đối tác, giúp đỡ và tương trợ nhau trong q trình hồ nhập, cùng nghiên cứu và hạn chế bớt rủi ro trong TTQT.
Năm là tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng NHNN.
NHNN cần tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho trung tâm để