Giải pháp về phí và tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 101 - 103)

3.2. Các giải pháp phát triển dịch vụ TTQT của ACB

3.2.6. Giải pháp về phí và tỷ giá

Về phí, theo phân tích ở chương II ta thấy biểu phí TTQT của ACB khá cạnh tranh so với các ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, biểu phí này chưa thật sự linh hoạt, mềm dẻo. ACB cần tiếp tục hồn thiện biểu phí dựa trên những tiêu chí sau:

Chi phí: gồm hai loại cơ bản là định phí và biến phí. Phí dịch vụ tối thiểu phải bù

đắp đủ các chi phí phát sinh. ACB cần phải tổ chức cung ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, trình độ chun mơn của nhân viên TTQT để hạ thấp biến phí và tạo

ra sự khác biệt về phí so với các ngân hàng khác.

Đối tượng khách hàng: các nhóm khách hàng khác nhau có phản ứng khác nhau với

những thay đổi của phí. Do đó, ACB cần phải ban hành nhiều mức phí dịch vụ

TTQT khác nhau để áp dụng cho từng nhóm khách hàng khác nhau. Những nhóm khách hàng nào có độ nhạy cảm về giá thấp thì có thể áp dụng mức phí cao và ngược lại. Hoặc có những khách hàng có doanh số TTQT cao, có uy tín và những

khách hàng có tiềm năng sẽ được áp dụng mức phí ưu đãi. Hoặc đối với một số mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều và có giá trị lớn như: nhựa, sắt thép,.. một số nhà cung cấp lớn ở nước ngoài thường chỉ định ngân hàng quan hệ với nhà nhập khẩu.

các phương thức thanh toán để nhằm duy trì mối quan hệ và tạo uy tín với các nhà

cung cấp lớn này.

Mức độ phức tạp và rủi ro của từng phương thức: mỗi phương thức thanh tốn sẽ

có độ phức tạp cũng như độ rủi ro cho ngân hàng khác nhau, ví dụ như phương thức

L/C sẽ phức tạp và rủi ro hơn phương thức T/T hay D/P, D/A; bộ chứng từ trị giá càng lớn mức độ rủi ro càng cao, do đó biểu phí cũng phải linh động tùy theo từng

phương thức, từng trị giá bộ chứng từ.

Đối thủ cạnh tranh trên thị trường: phí là một yếu tố rất nhạy cảm, có sức ảnh hưởng to lớn và nhanh chóng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Biểu phí dịch

vụ TTQT của ACB phải được xác định trên cơ sở tham khảo biểu phí của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Thị trường tiêu thụ: tùy thuộc vào thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ áp dụng những

mức phí dao động khác nhau. Ví dụ như ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng,... có nhiều cảng biển, sân bay thuận tiện cho hoạt động ngoại thương phí sẽ khác so với những nơi khác. Hoặc với những vùng thị trường mới hoạt động, ACB cần áp dụng mức phí thấp để thâm nhập, phát triển thị trường

và tăng sức cạnh tranh so với đối thủ. Mức phí áp dụng trong những vùng thị trường

này sẽ được giám đốc chi nhánh quyết định theo từng thời kỳ, theo từng đối tượng

khách hàng sao cho phù hợp với biên độ cho phép và chính sách giá chung của tồn ngân hàng.

Tuy nhiên, mức phí thấp hay cao phải hợp lý và nằm trong biên độ cho phép vì phí là giá của sản phẩm, nó khơng chỉ nhằm thu hút khách hàng, tăng doanh số, tăng khả năng cạnh tranh, mà còn biểu thị cho chất lượng phục vụ, uy tín và thương hiệu của ngân hàng.

Về tỷ giá, nhạy cảm nhất trong TTQT là tỷ giá USD/VND, bởi đồng USD là đồng tiền thanh tốn chính hiện nay, chiếm khoảng 80% đến 90% trong tổng doanh số TTQT tại ACB. Cũng như phân tích ở chương II ta thấy tỷ giá USD/VND tại ACB khảo sát trong vòng tháng 05/2010 là khá cạnh tranh so với các ngân hàng cổ phần.

Các ngân hàng thường có tỷ giá tốt hơn ACB chủ yếu là các ngân hàng nước ngoài

như ANZ,... hoặc các ngân hàng có yếu tố quốc doanh như Vietcombank, Eximbank, Vietinbank,... Khách hàng rất hay có tâm lý so sánh tỷ giá khi lựa chọn ngân hàng giao dịch, vì vậy việc bảo đảm một tỷ giá cạnh tranh, đặc biệt là tỷ giá bán cho khách hàng là yết tố rất quan trọng để thu hút sự quan tâm của khách hàng

đến các sản phẩm TTQT của ACB. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của bộ phận

kinh doanh ngoại hối. Về phía Trung tâm TTQT cần phải giảm bớt sự mất cân đối trong thanh toán xuất nhập khẩu, đẩy mạnh các sản phẩm tài trợ xuất khẩu để tăng

cường nguồn ngoại tệ, giảm bớt sự căng thẳng ngoại tệ dẫn đến đẩy tỷ giá bán cao, đặc biệt là tỷ giá USD/VND.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 101 - 103)