Về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37)

1.2. Sự cần thiết phải phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL

1.2.1.3. Về kinh tế

Được đánh giá là một trong những đồng bằng lớn nhất của cả nước, trong những năm qua kinh tế ĐBSCL có những bước khởi sắc đáng kể khi tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2009 là 12,1% và đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) toàn vùng 2010 đạt 10,1%. - Thu nhập bình quân đầu người đạt 711 USD/năm.

- Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng đạt 4.9 tỷ USD

- Sản lượng lúa đạt trên 20.48 triệu tấn, sản lượng cây ăn trái đạt gần 18,6 triệu tấn.

- Sản lượng thủy sản đạt 2.8 triệu tấn.

Như vậy trung bình hàng năm, ĐBSCL đã đóng góp cho đất nước khoảng 70% sản lượng trái cây, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, và gần 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và đây cũng được xem là những sản phẩm chủ lực và tiêu biểu của vùng.

1.2.2. Cá tra – tiền năng vàng của ĐBSCL 1.2.2.1. Tình hình ni cá tra trên thế giới

Cá tra phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Đây là lồi cá ni có giá trị kinh tế cao, được nuôi phổ biến hầu hết ở các nước Đông Nam Á và là một trong những lồi cá ni quan trọng nhất của khu vực này. Một số nước trong khu vực hạ lưu sông Mêkong đã có nghề ni cá tra truyền thống như Campuchia, Thái Lan, và Việt Nam. (Phân viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản phía Nam, 2006).

- Ở Campuchia tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 lồi thuộc họ cá tra, chỉ có 2% là cá basa và cá vồ đém. Mơ hình ni chủ yếu là dùng ao và bè.

- Một số nước còn lại trong khu vực như Malaysia, Indonesia cũng đã ni cá tra có hiệu quả từ thập niên 70-80 của thế kỷ trước.

1.2.2.2. Cá tra vùng ĐBSCL và những tiềm năng

Ở Việt Nam nghề nuôi cá tra đã có từ những năm 50 của thế kỷ trước, xuất phát từ ĐBSCL, ban đầu chỉ nuôi ở qui mơ nhỏ, mục đích chính là cung cấp thực phẩm phục vụ tiêu dùng tại chỗ. Các hình thức nuôi chủ yếu là tận dụng ao hầm, mương vườn và nguồn thức ăn sẵn có. Tuy nhiên vào cuối thập

nghiệp chế biến đã tìm được thị trường xuất khẩu, các Viện nghiên cứu đã thành công trong việc đưa ra qui trình sản xuất con giống và qui trình ni thâm canh đạt năng suất cao. Bên cạnh đó việc chủ động sản xuất giống cá tra nhân tạo, cung cấp ổn định cho nhu cầu thị trường đã mở ra hướng đi mới cho con cá tra Việt Nam. (Phân viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản phía Nam, 2006).

Trải qua 10 năm phát triển, cá tra ĐBSCL đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Theo đánh giá của Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam ( VASEP ) cho rằng trên thế giới chưa có một sản phẩm thủy sản nào chỉ trong một thời gian ngắn mà được nhiều thị trường chấp nhận, ưa chuộng và có tốc độ phát triển nhanh như sản phẩm cá tra. Đặc biệt từ khi ĐBSCL hoàn toàn chủ động về giống nhân tạo thì nghề ni càng ổn định và có những bước phát triển vượt bậc. Nguồn giống cá tra trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Hàng năm vào khoảng đầu tháng 5 âm lịch, khi nước mưa từ thượng nguồn sông Cửu Long (Me kong) bắt đầu đổ về thì ngư dân vùng Tân Châu (An Giang) và Hồng Ngự (Ðồng Tháp) dùng một loại lưới hình phễu gọi là “đáy” để vớt cá bột. Cá tra bột được chuyển về ao để ương và nuôi thành cá giống. Tuy nhiên sản lượng vớt cá bột ngày càng giảm dần do biến động của điều kiện môi trường và sự khai thác quá mức của con người. Chính vì lẽ đó nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá tra được bắt đầu từ năm 1978. Ðến năm 1999, khi đã chủ động và xã hội hoá sản xuất giống nhân tạo cá tra thì nghề vớt cá tra bột hoàn toàn chấm dứt.

Hoạt động ni cá tra bắt đầu phát triển dướí hình thức nuôi bè và ao dọc hai bên bờ sông Hậu thuộc hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Huyện Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang là nơi tập trung chủ yếu các bè cá và cũng là nơi cung cấp cá giống chủ yếu cho cả vùng. Chi phí sản xuất thấp là yếu tố quan trọng tạo ra sự gia tăng sản lượng nhanh chóng khi các cơ hội về thị trường được mở rộng. Sản lượng cá tra gia tăng rất nhanh từ 23.250 tấn trong năm 1997 tới 45.930 tấn năm 1998 và lên đến 101,657 tấn năm 2001, tăng gấp 4 lần so với năm 1997.

nhanh đến Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang. Sự gia tăng về diện tích đã làm cho những con số thông kê về cá tra ln gây ấn tượng trong suốt thời gian đó khi năm 2004, mức sản lượng vượt 269.000 tấn. Và hiện nay dù đối mặt nhiều sóng gió nhưng năm 2010 cá tra vẫn đạt 1,1 triệu tấn. (Nguồn: Báo cáo

của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT và Cục Nuôi trồng Thủy sản, giai đoạn 1997-2010).

1.2.3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL

Bên cạnh những thành tựu và những dự đoán trong tương lai như ngành nuôi cá tra của Việt Nam sẽ vượt qua ngành nuôi cá hồi của Na Uy hoặc của Chilê, thậm chí cịn vượt qua sản lượng cá rơ phi của nước láng giềng Trung Quốc và cá da trơn của Mỹ thì trong những năm qua áp lực mà cá tra gặp phải cũng khơng ít. Hàng loạt các vụ kiện tụng và những tranh chấp liên tục xảy ra. Nguyên nhân không chỉ đơn thuần từ sự bảo hộ mậu dịch từ các quốc gia mà cá tra đang thống lĩnh thị phần mà còn xuất phát từ chính những bế tắc trong nội bộ mà cụ thể là bộc lộ những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL. Do đó để đạt được sự phát triền lâu dài cho ngành thuỷ sản nói chung, ngành cá tra nói riêng, những nguyên nhân sau đây là cần thiết:

Thứ nhất: Cá tra là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ

hai sau tôm sú về kim ngạch xuất khẩu. Năm 2010 trị giá xuất khẩu của cá tra lên tới đỉnh điểm gần 1,4 tỷ đô la Mỹ, đủ nói lên tầm vóc và sự đóng góp to lớn của cá tra đồng bằng sông Cửu Long đối với ngành thủy sản nước ta. Bên cạnh đó đây là mặt hàng được ưa chuộng bởi người tiêu dùng trên thế giới. Một trong những hiệp hội thủy sản uy tín của Mỹ (NFI) đã đưa ra bảng xếp hạng thường niên 10 loại thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất hàng năm, và lần đầu tiên năm 2009 cá tra lọt được vào danh sách này ở vị trí thứ 10. Với lợi thế về sản lượng và luôn chiếm vị trí số hai về xuất khẩu thủy sản, các doanh nghiệp xuất khẩu cá

tra Việt Nam hồn tồn có khả năng nâng cao chất lượng để đẩy mạnh xuất khẩu cá tra trong mối liên kết bền vững của chuỗi giá trị toàn vùng.

Thứ hai: xuất phát từ xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay xu

hướng hình thành các chuỗi giá trị và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu được xem là cách thức nhanh nhất rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia trên thế giới. Đó là q trình phân cơng lao động quốc tế, chun mơn hóa sản xuất và tạo ra giá trị gia tăng cho từng tác nhân tham gia chuỗi giá trị.

Trong chuỗi giá trị toàn cầu, các công đoạn nghiên cứu, phát triển, xây dựng thương hiệu, và tiêu thụ sản phẩm là nơi tạo ra giá trị cao và đóng góp nhiều nhất trong việc sản sinh lợi nhuận cho toàn chuỗi. Tuy nhiên những giá trị này thường nằm trong tay các nước phát triển với tiềm lực tài chính, kinh tế vững mạnh. Các quốc gia này là những nước đang sở hữu những tập đồn kinh tế có thương hiệu lớn và nắm giữ hầu hết các bằng phát minh sáng chế, công nghệ mới nhất của thế giới. Từ các công nghệ này họ khống chế chuỗi giá trị tồn cầu về một sản phẩm nào đó và kéo theo nhiều quốc gia tham gia.

Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi hầu hết các doanh nghiệp chỉ đang đứng ở phân khúc đầu tiên, là nơi được xem là cái xưởng gia công của thế giới và nhận được những giá trị thấp nhất. Tuy nhiên các doanh nghiệp không ngừng nổ lực để mang lại giá trị cao nhất cho quốc gia của mình. Rất nhiều chuỗi giá trị xuất hiện: chuỗi giá trị dệt may, chuỗi giá trị hồ tiêu, chuỗi giá trị nông sản và chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL…Tuy nhiên để hịa mình vào chuỗi giá trị tồn cầu nói chung và chuỗi giá trị thủy sản tồn cầu nói riêng thì bản thân chuỗi giá trị cá tra nội địa phải vững mạnh. Vững mạnh để từng bước nâng cấp vị thế chuỗi của mình trong chuỗi thủy sản tồn cầu, vững mạnh để vượt qua những rào cản gia nhập ngành khắt khe từ các nước trên thế giới, vững mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm lĩnh những mắc xích mang lại giá trị gia tăng nhiều nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu.

A: Nghiên cứu và phát triển, B: Thiết kế, C: Sản xuất phụ kiện D: Lắp ráp/ gia công, E: Khai thác thị trường, tiếp thị,

F: Chiến lược thương hiệu

Nguồn: Kenichi Ohno, NXB Lao động xã hội 2006

Thứ ba: Người tiêu dùng trên thế giới ngày càng đòi hỏi khắt khe về

những tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Bất cứ một thơng tin hay sự nhận định nào cũng có thể khiến sản lượng xuất khẩu của cá tra biến động mạnh. Chính vì vậy để giảm được áp lực từ những tác động như vậy, bản thân chuỗi giá trị cá tra phải gắn kết và phát triển bền vững từ khâu đầu vào cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Thứ tư: Tác giả đặt ra một câu hỏi tương phản: giả sử nếu chuỗi giá

trị cá tra vẫn cứ tiếp tục phát triển một cách tự phát và khơng kiểm sốt như thời điểm hiện nay thì đến năm 2015, 2020 thì ngành cá tra sẽ đi đến đâu ? Rõ ràng dù con con cá tra Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng có sức cơng phá lớn khi khơng ngừng gia tăng sản lượng xuất khẩu và mở rộng thị trường tiêu thụ, 140 quốc gia trên khắp thế giới đều có mặt con cá tra. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận tính tự phát và thiếu tính quy hoạch đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Và ô nhiễm môi trường là rủi ro lớn nhất. Kế đến là sự khai thác quá mức sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên nước. Từ đó sẽ dẫn đến việc cá tra nuôi trong điều kiện bẩn

và khi xuất khẩu sẽ gặp phải sự cơng kích từ các nước bảo hộ mậu dịch như Mỹ, và các nước nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng như EU...Bên cạnh đó những nguy cơ này sẽ tác động đến thế hệ sau của con em chúng ta.

=> Từ những nguyên nhân trên ta nhận thấy rằng phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL là con đường tất yếu.

1.2.4. Những tiêu chí đánh giá chuỗi giá trị bền vững

Để đáp ứng những thách thức cũng như gia tăng lợi ích và giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh của các chuỗi giá trị ở các nước đang phát triển, GTZ (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit – tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức) đã đưa ra 5 nhân tố để nhận diện một chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững

Nhân tố 1: Mối quan hệ cộng hưởng. Mối quan hệ này được đo lường bởi

tính liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong một chuỗi giá trị.

Nhân tố 2: An tồn mơi trường và an sinh xã hội luôn được xem xét

trong mọi hoạt động của chuỗi. Đây là một nhân tố rất quan trọng và có tính lâu dài. Tuy nhiên trong quá trình phát triển hầu như các chuỗi giá trị đều bỏ sót nhân tố này hoặc quan tâm chưa thõa đáng.

Nhân tố 3: Tuân thủ những chuẩn mực trong sản xuất và phát triển.

Những chuẩn mực bao gồm: chất lượng, an toàn thực phẩm, cơng nghệ, quy trình truy xuất…buộc các nhà sản xuất trong chuỗi phải áp dụng.

Nhân tố 4: Hỗ trợ quá trình phát triển chuỗi giá trị. Hỗ trợ các mối liên

kết trong kinh doanh, hỗ trợ vốn, nghiên cứu và ứng dụng…

Nhân tố 5: Giám sát và đánh giá các hoạt động. Nhân tố này được thực hiện bởi các Bộ ban ngành, nhằm phát hiện những sai sót trong chuỗi giá trị để kịp thời khắc phục.

Trong chương trình thảo luận “nông nghiệp Việt Nam và thế giới”, theo GTZ, để một chuỗi giá trị bền vững cần có sự nhất quán giữa 5 nhân tố này.

1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI TRA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết nhằm mục tiêu phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL, tác giả nghiên cứu một số kinh nghiệm triển khai thực hiện của Ấn Độ và Indonesia. Mặc dù đây là hai nước có sản lượng cá tra cũng như giá trị xuất khẩu thấp hơn Việt Nam rất nhiều cũng như Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong ngành cá tra như thành công trong việc sản xuất cá tra giống nhân tạo, nuôi cá trong mội trường nước luân lưu nhưng đây vẫn là những kinh nghiệm mà tác giả nhận thấy rằng có thể tham khảo và áp dụng trong việc hoàn thiện chuỗi giá trị cá tra ở ĐBSCL.

1.3.1 Bài học kinh nghiệm của Ấn Độ

Mặc dù việc nuôi trồng và xuất khẩu cá tra của Ấn Độ sinh sau đẻ muộn so với ĐBSCL, nhưng với diện tích nhỏ nên việc quản lý và kiểm sốt của Ấn Độ có tính chun nghiệp hơn. Năm 2009, Ấn Độ đã áp dụng thành công phương pháp BMP (quy phạm thực hành tốt hơn). Đây là phương pháp nhằm gia tăng tính bền vững trong chuỗi giá trị cá tra của Ấn Độ. Phương pháp này nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu tác động đến mơi trường, đảm bảo an tồn thực phẩm, chia sẽ rủi ro và đề cao tính cộng đồng. Để đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện BMP, các hộ ni liền kề tập hợp thành nhóm, có thể dưới hình thức hiệp hội, câu lạc bộ hay hợp tác xã, để cùng thực hiện BMP do nhóm mình đưa ra và cùng quyết định các vấn đề kỹ thuật cũng như mua bán. Ngoài ra cần phải hoạch định chặt chẽ 9 nhân tố sau: sự tham gia đầy đủ các thành viên, phân chia lợi nhuận khi thành công, thống nhất về mặt kỹ thuật, gắn kết trách nhiệm cộng đồng, hành động theo nhóm, phân cơng trách nhiệm rõ ràng, lãnh đạo năng động, bình đẳng trong mọi hoạt động, và chia sẽ thơng tin.

của Cục Xúc tiến xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA). Những thơng tin về lộ trình từ đầu vào cho đến ra của cá tra đều được tổng hợp và báo cáo về Hiệp hội. Dựa vào các số liệu về sản lượng, giá cả thu mua sẽ được thông qua đấu thầu bởi các nhà xuất khẩu thuộc Hiệp hội. Nhờ đó, các nhà xuất khẩu Ấn Độ ln có được nguồn hàng cung ứng ổn định, nên khơng có hiện tượng tranh mua tranh bán, và lũng đoạn thị trường.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm của Indonesia

Indonesia là một trong những nước nằm trong khu vực hạ lưu sông Mêkong, được thiên nhiên ưu đãi nguồn cá tự nhiên phong phú như Việt Nam. Năm 2005, Chính phủ Indonesia công bố dự án phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững áp dụng kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến và đạt an toàn vệ sinh thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)