Các bước thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 125)

c. Nhu cầu lao động chế biến cá tra

3.3.2.3. Các bước thực hiện giải pháp

Giải pháp tập trung triển khai hiệu quả vào hai liên kết chính trong chuỗi gía trị cá tra ĐBSCL: mơ hình liên kết dọc trong ngắn hạn và mơ hình liên kết ngang trong dài hạn.

3.3.2.3.1. Mơ hình liên kết dọc: là mơ hình liên kết giữa hộ nuôi, các nhà máy chế biến xuất khẩu với các nhà cung cấp thức ăn, con giống.

Mục tiêu của mơ hình: Đây chính là mơ hình sản xuất khép kín nhằm đảm bảo cá tra nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu dưới sự kết nối chặt chẽ với các nhân tố đầu vào: nhà cung cấp cá giống, thuốc thú y, thủy sản và sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng. Ngồi ra có sự tham gia của tổ chức bảo hiểm rủi ro và tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm. Sự kết nối này được ràng buộc bởi các hợp đồng được ký kết giữa các bên.

Mơ hình liên kết dọc tạo một sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra, bảo đảm hài hịa lợi ích và chia sẻ rủi ro giữa các bên, dễ dàng thực hiện truy xuất nguồn gốc,

doanh của các thành viên tham gia mơ hình.

Mơ hình 3.3. Mơ hình liên kết dọc

Điểm mấu chốt trong mơ hình liên kết dọc chính là các nhà chế biến, vì đây là nhân tố “va chạm”, “tiếp xúc” trực tiếp với những yêu cầu khắt khe từ thị trường nhập khẩu cũng như khả năng nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy. Từ đó các doanh nghiệp thành lập một ban điều hành chuỗi liên kết dọc nhằm quản lý quy trình sản xuất trước khi đưa sản phẩm ra thị trường thế giới, giám sát, đàm phán, liên kết toàn bộ chuỗi bằng các hợp đồng kinh tế:

- Hợp đồng với các nhà nuôi trồng để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu. - Hợp đồng với nhà cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y để cung cấp theo yêu cầu của người nuôi nhưng có sự quản lý của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cá tra

Ngân hàng  Tổ chức Bảo hiểm Tổ chức chứng nhận

Giống Thức ăn

Thuốc

Nhà nuôi cá tra Nhà máy chế biến

Hiệp hội nghề cá HĐ 2  HĐ 1 HĐ 5 HĐ 4 HĐ 3

được ni theo quy trình chặt chẽ, khoa học và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

- Hợp đồng với các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo vốn phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.

- Hợp đồng với các tổ chức bảo hiểm nhằm hạn chế rủi ro trong các hoạt động mua bán. Nếu rủi ro xảy ra doanh nghiệp vẫn phải thực hiện đúng thỏa thuận với nhà nuôi trồng và các tác nhân khác.

- Hợp đồng với các tổ chức chứng nhận quốc tế uy tín như một minh chứng cho rằng cá tra trong mơ hình liên kết hịan tồn đủ khả năng xuất khẩu.

Bên cạnh đó, để bảo vệ lợi ích của người ni cá, có một tổ chức cấp Bộ ln giám sát hiệu quả của mơ hình liên kết nhằm tránh tình trạng thâu tóm và khống chế giá của các doanh nghiệp chế biến. Việc liên kết này không phân biệt thành phần kinh tế, mọi người đều có thể tham gia.

Trong chuỗi liên kết dọc, giá trị cá tra ngày càng được nâng cao, các bên liên quan đều có quyền lợi và nghĩa vụ gắn kết chặt chẽ với nhau nên ít xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, phá vỡ hợp đồng hay xảy ra hiện tượng thừa thiếu nguyên liệu như liên kết bốn nhà, giúp nghề nuôi cá tra phát triển bền vững.

3.3.2.3.2. Mơ hình liên kết ngang: là mơ hình liên kết theo từng công đoạn

giữa Bộ NN-PTNT quản lý ngành, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam, rồi liên kết giữa những người nuôi cá, liên kết giữa các nhà máy chế biến, thậm chí là liên kết của những nhà cung cấp con giống, giữa các nhà máy cung cấp thức ăn với nhau.

Xu thế phát triển bền vững trong tương lai là “liên kết ngang" với việc đặt chất lượng lên hàng đầu. Sự liên kết này xuất phát từ sự thành công “liên minh

sức mạnh thương lượng của các liên minh chiến lược trong việc mang lại giá trị tối đa cho từng doanh nghiệp.

Trong mơ hình liên kết ngang của chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL, ta sẽ kết hợp 3 nhóm liên kết chính:

- Liên kết giữa các nhà máy chế biến - Liên kết giữa các nhà nuôi trồng cá tra. - Liên kết giữa các nhà sản xuất giống cá tra Ngoài 3 liên kết này là sự hỗ trợ của các dịch vụ: - Các nhà máy chế biến thức ăn, thuốc thú y thủy sản

- Các hiệp hội chuyên ngành thủy sản, bộ, ban ngành quản lý.

Hoạt động của từng nhóm như sau:

Nhóm 1: Liên kết giữa các nhà máy chế biến

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu cá tra đóng một vai trị quan trọng trong việc liên kết các doanh nghiệp. Ban chỉ đạo hiệp hội phải là những chuyên gia có kinh nghiệm và am hiểu thị trường thế giới. Hiệp hội có trách nhiệm điều tiết mọi hoạt động của các thành viên, tránh tình trạng mâu thuẫn, đấu đá nội bộ, xâu xé thị phần trên thị trường quốc tế…vì mục đích chung mà tất cả các tác nhân trong toàn chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL hướng đến là thương hiệu cá tra Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Theo định kỳ, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý…hiệp hội sẽ tổ chức những cuộc đấu thầu cho các thành viên để thực hiện các hợp đồng theo yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu. Hợp đồng sẽ được phân bổ đến các doanh nghiệp sao cho phù hợp với uy tín, cơng cuất của nhà máy chế biến và mức độ linh hoạt giá cả của chính doanh nghiệp đó. Quyền lợi của tất cả thành viên hiệp hội đều như nhau và cùng hợp tác trong mối gắn kết tương quan.

Nhóm 2: Liên kết giữa các nhà nuôi trồng cá tra

Trong liên kết ngang không thể thiếu mối quan hệ của những nhà nuôi cá tra. Đây là một trong 3 tác nhân chính của chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL và cũng là tác nhân chịu nhiều rủi ro nhất. Vì vậy khi nhận thấy tầm quan trọng của sự liên kết thì hội các nhà ni trồng cá tra ra đời là một xu thế tất yếu, nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng cho những người ni.

Hiệp hội sẽ thay mặt các thành viên làm việc trực tiếp với hiệp hội chế biến và xuất khẩu cá tra nhằm đạt được sự thỏa thuận về giá. Một trong những tiêu chí để gia nhập hiệp hội là tất cả các vùng nuôi đều phải cam kết nuôi cá tra sạch theo đúng tiêu chuẩn của quốc tế. Mội một vùng nuôi sẽ được đánh dấu nhằm dễ dàng cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Nếu như trước đây việc người nông dân phải chật vật, bon chen tìm kiếm đầu ra để bán cá thành phẩm, chịu nhiều rủi ro về thị trường tiêu thụ và khả năng mặc cả yếu kém thì nay trên cơ sở của giải pháp quy hoạch tổng thể, và sự liên kết này sẽ dần mang lại giá trị tương xứng cho nghề nuôi cá tra. Hiệp hội sẽ thực hiện những chức năng như sau:

Tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Sau đó sẽ phân bổ về cho từng thành viên tùy vào khả năng cung cấp và chất lượng cá thương phẩm.

Đàm phán về giá cả

Hổ trợ và cung cấp thông tin thường nhật đến các thành viên như: những tiêu chuẩn nuôi trồng được chấp nhận và những biến động của thị trường thế giới…

Thường xuyên tổ chức những buổi tọa đàm để các thành viên gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm cho nhau…

Trung tâm quản lý giống có nhiệm vụ kiểm sốt chặt chẽ q trình sản xuất và ương giống nhân tạo của các trại giống. Quản lý việc lưu thông cá tra giống trên thị trường và thay mặt hội viên thực hiện việc giao dịch với các liên kết ngang còn lại để mang lại giá trị tốt nhất cho từng thành viên.

Trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL không nhất thiết phải xuất hiện cả 3

liên kết này nhưng trong tương lai để đạt được sự phát triển bền vững bên cạnh giải pháp quy hoạch tổng thể thì sự kết hợp của các liên kết ngang sẽ tạo nên một liên minh chiến lược đúng nghĩa.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để giải pháp có tính khả thi, thứ nhất, phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL dưới sự hỗ trợ, hậu thuẫn của các bộ, ban ngành và các hiệp hội thủy sản. Thứ hai, tất cả các liên kết trong chuỗi dù là liên kết dọc hay liên kết ngang đều phải hướng tới mục tiêu chung: phát triển vững mạnh thương hiệu cá tra Việt Nam và phấn đấu từng bước nâng cấp vị thế chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu. Thứ ba, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, huấn luyện và luôn cập nhật kiến thức khoa học mới. Vì đại diện cho các hiệp hội trong từng liên kết ngang phải là những người am hiểu sâu rộng.

3.3.2.5. Phân tích lợi ích dự kiến

Trong phần 2.3 của chương 2, khi nghiên cứu về sự phân chia lợi ích và giá trị của chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL ta nhận thấy một sự bất hợp lý khi phần lớn các lợi ích đều tập trung vào các doanh nghiệp chế biến (tác giả tập trung phân tích kênh thị trường 4 vì giải pháp quy hoạch đến năm 2020 vẫn dành 90% cho thị trường xuất khẩu). Do đó khi thực hiện giải pháp liên kết bền vững thì các tác nhân trong chuỗi đều có cơ hội được hưởng lợi tương xứng. Ngồi ra đối với các nhà sản xuất giống, các hộ nuôi đều được đảm bảo tiêu thụ đầu ra . Đối với các doanh nghiệp sẽ tránh

được tình trạng bị động trong việc thu mua nguyên liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng một cách dễ dàng.

3.3.2.6. Khó khăn khi thực hiện giải pháp

Khó khăn thứ nhất khơng thống nhất được tư tưởng của các tác nhân trong quá trình hợp tác và phát triển, vì ai cũng muốn đòi hỏi quyền lợi nhiều nhất nhưng nghĩa vụ ít nhất. Thứ hai, độc lập và tự phát là hai từ phổ biến trong phương cách nuôi trồng cá tra hiện nay vì vậy khi có sự kết hợp với nhau, các nhà nuôi cá cũng như nhà sản xuất giống sẽ khó thích nghi bởi sự quản lý và điều phối của hiệp hội.

Thứ ba, về phía các doanh nghiệp chế biến, phần lớn đều của tư nhân nên việc đảm

bảo cân đối lợi nhuận của từng thành viên trong hiệp hội là cả một vấn đề.

3.3.3. Giải pháp 3: Giải pháp xây dựng chương trình truy xuất nguồn gốc

3.3.3.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp

Thứ nhất, chương trình sẽ đem đến sự đảm bảo về quy trình sản xuất và cung

ứng bền vững, cũng như tạo ra khả năng truy xuất nguồn gốc trực tuyến cho các sản phẩm cá tra nhằm nâng cao giá trị cá tra khi xuất ra thị trường thế giới. Thứ hai,

chương trình này sẽ là động lực để hỗ trợ cho việc cấp giấy chứng nhận Global GAP cho các thành viên trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL vì các tổ chức quốc tế đã hồn tồn nắm rõ quy trình sản xuất của cá tra. Thứ ba, chương trình này hướng tới sự phát triển bền vững nhằm đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng tăng cũng như những kỳ vọng của ngành công nghiệp thực phẩm và người tiêu dùng. Thứ 4, xuất phát từ những rào cản gia nhập thị trường quốc tế, nên tác giả đề xuất giải pháp với mục tiêu lâu dài nhằm đáp ứng yêu cầu của các nước lớn tiến tới gia nhập chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu

Rõ ràng từ những thống kê cho ta thấy sản lượng và giá trị xuất khẩu của cá tra liên tục tăng từ năm 2000 cho đến nay, nhưng không một năm nào cá tra được phát triển trong bình ổn mà khơng có “sóng gió”. Bên cạnh sự phát triển không bền vững của chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL thì cịn xuất phát từ những yêu cầu của các thị trường nhập khẩu nhất là các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, châu Âu. Do đó việc xây dựng chương trình truy xuất nguồn gốc là cần thiết. Nội dung của giải pháp sẽ cho ta cái nhìn tổng thể qua hai câu hỏi chính “cá tra được ni ở đâu và được sản xuất như thế nào ?” thơng qua một quy trình kiểm sốt nghiêm ngặt dưới sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin. Từ đó người tiêu dùng ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có thể đánh giá được sản phẩm mà họ đang sử dụng

3.3.3.3. Các bước thực hiện giải pháp

Thế nào là một chương trình truy xuất nguồn gốc ? Đó là một hệ thống theo dõi và giám sát nguồn gốc dựa vào trang web để thực hiện việc theo dõi cá tra trong suốt quá trình từ người sản xuất, ương giống cho đến nhà chế biến xuất khẩu. Với hệ thống này, người mua có thể nắm rõ sản phẩm mà họ dùng thực sự đến từ đâu và được các nhà nhập khẩu xem như một dữ liệu quan trọng để đánh dấu lên vận đơn hoặc hóa đơn thanh tốn. Theo đó, họ có thể kiểm tra, truy xuất nguồn gốc lô hàng khi cần thiết, nhất là khi phát hiện lô hàng không đảm bảo chất lượng.

Quy định Truy xuất Nguồn gốc của giải pháp

- Hệ thống xuất nguồn gốc phải được thiết lập ở tất cả các giai đoạn của chuỗi quá trình sản xuất thực phẩm từ sản xuất giống, sản xuất thức ăn, đầm thủy sản, đại lý nguyên liệu, cơ sở sơ chế, nhà máy chế biến thủy sản, cho đến cơ sở bán lẻ.

- Tại tất cả các giai đoạn phải thiết lập hệ thống/thủ tục để xác định và lưu trữ thông tin về sản xuất sản phẩm (nhập vào và bán ra) theo yêu cầu cụ thể của cơ quan thẩm quyền. Hàng hóa đưa ra thị trường phải được dán nhãn bằng phương thức thích hợp để truy xuất được nguồn gốc.

- Tất cả thơng tin có liên quan đến sản xuất sản phẩm cần được lưu giữ theo hai cấp độ:

Thơng tin cấp 1: bắt buộc phải có theo u cầu của cơ quan thẩm quyền

trong mọi trường hợp và phải cung cấp ngay lập tức khi được yêu cầu  Tên, địa chỉ người cung cấp sản phẩm

 Tên, địa chỉ người mua sản phẩm

 Chất lượng sản phẩm được cung cấp, trao đổi  Ngày phân phối, tiếp nhận sản phẩm

Thông tin cấp 2: khuyến cáo

 Khối lượng thể tích hàng hóa

 Mã số lơ/mẻ sản phẩm

 Các thông tin liên quan khác của sản phẩm (đóng gói sơ bộ, sơ chế/tinh chế…)

3.3.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để giải pháp có tính khả thi, thứ nhất, phải có cơ sơ pháp lý phù hợp. Thứ hai, đội ngũ nhân lực phải am hiều chương trình truy xuất để kiểm sốt quy trình sản xuất của chuỗi. Muốn vậy phải tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế. Thứ ba, đầu tư trang thiết bị và hạ tầng công nghệ như mã vạch để nhận diện trong quá trình truy xuất.

3.3.3.5. Phân tích lợi ích dự kiến

Việc áp dụng hệ thống xuất nguồn gốc có thể làm tăng chi phí cho chuỗi giá trị cá tra, nhưng lợi ích mang lại cũng khơng nhỏ. Hệ thống truy xuất nguồn gốc có thể phục vụ cùng lúc nhiều mục đích và có thể đem lại nhiều lợi ích sau:

 Nhờ hệ thống truy xuất nguồn gốc mà doanh nghiệp có thể quản lý tốt chất lượng sản phẩm, từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến quá trình vận chuyển và phân phối.

 Dễ dàng phát hiện và xử lý nếu có sự cố xảy ra: doanh nghiệp có thể biết ngay sự cố phát sinh ở khâu nào và từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời. Đồng thời cải tiến hệ thống để tránh sự cố tương tự trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 125)