2.2. Phân tích các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL
2.2.1.2.2. Hệ thống quản lý thị trường đầu ra của trại giống
Tại ĐBSCL có hàng ngàn các cơ sở sản xuất cá giống, nhưng chỉ có ¼ là có giấy phép kinh doanh, các cơ sở còn lại nhỏ lẻ và tâm lý sợ phải đóng thuế nên không cung cấp thông tin đầy đủ cho cơ quan quản lý. Nhỏ lẻ ở đây không chỉ đơn thuần là quy mơ mà cịn về quy trình ương và kỹ thuật sản xuất giống. Các cở sở này sản xuất khơng ổn định, mang tính thời vụ, tranh thủ cơ hội, chạy theo lợi nhuận, không tuân thủ những tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và cuối cùng sản xuất ra những đàn cá giống kém chất lượng, chống chịu kém với điều kiện môi trường, chậm lớn, và một số đàn giống biểu hiện sự suy thối do cận phối. Thêm vào đó, q trình phân phối cá tra giống đến các vùng nuôi thương phẩm trãi qua nhiều hướng đi khác nhau dẫn đến khó kiểm sốt về khả năng truy suất nguồn gốc con giống và gia tăng tỷ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển, thường khoảng 5-10% tùy thuộc vào cỡ cá cũng như khoảng cách vận chuyển, cá càng lớn tỉ lệ hao hụt càng thấp và ngược lại.
Mơ hình 2.1: Sơ đồ lưu chuyển cá tra giống vùng ĐBSCL
Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả năm 2010
Vấn đề này càng đáng lo ngại hơn, khi hệ thống kiểm soát chất lượng con giống thủy sản của cơ quan thú y các tỉnh ĐBSCL chưa đáp ứng được yêu cầu. Lực lượng quản lý cịn q mỏng do đó lượng giống được kiểm tra, kiểm soát chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nhu cầu giống được sản xuất. Hơn thế nữa việc kiểm dịch con giống chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự kiểm tra được chất lượng giống tại các cơ sở kinh doanh cũng như lưu thông trên thị trường. Điển hình như tại Tiền Giang, theo phản ánh của nhiều chủ cơ sở kinh doanh cá giống trên địa bàn tỉnh, tuỳ theo từng cơ sở kinh doanh, cán bộ thú y có thể đến định kỳ hàng tuần hay hàng tháng cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho các lô cá giống đang lưu giữ tại cơ sở. Việc kiểm tra chỉ bằng “cảm quan”, hồn tồn khơng có một phương tiện hỗ trợ như: kính hiển vi hay kính lúp…