Số cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống cá tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 52)

2.2. Phân tích các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL

2.2.1.1.1. Số cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống cá tra

Nếu như năm 2000 tồn vùng ĐBSCL chỉ có 46 cơ sở sản xuất giống, phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp và An Giang thì số lượng này tăng nhanh liên tục trong giai đoạn 2001-2010, từ 82 cơ sở (2001) lên đến 5.775 cơ sở (2010), tăng gấp 70 lần và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 80,76%/năm. Đối với những cơ sở cá giống được quản lý bởi Bộ NN và PTNT hoặc những cơng ty thủy sản lớn có những đầu tư hiện đại về công nghệ như Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Đồng Tháp, Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Thủy sản Cái Bè (Tiền Giang), Trung tâm giống Thủy Sản An Giang…Những cơ sở giống này đóng vai trị rất quan trọng khi các chun gia tiến hành những nghiên cứu thực nghiệm trên loài bản xứ nhằm cải thiện kỹ thuật nuôi trồng và duy trì chất lượng đàn cá bố mẹ. Tuy nhiên các trại giống này chỉ cung cấp từ 40-50% tổng số cá giống của khu vực ĐBSCL. Chính vì lẽ đó đã tạo điều kiện cho các trại giống có vốn tư nhân thành lập và hoạt động manh mún ngày càng gia tăng.

Bảng 2.1. Số lượng cơ sở sản xuất giống cá tra ĐBSCL giai đoạn 2000- 2010

Đvt: cơ sở Địa phương 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 An Giang 3 3 19 24 25 545 616 1.031 1.041 1.057 1.091 Đồng Tháp 43 52 52 52 850 1.052 1.250 3.842 4.300 4.300 4.328 Cần Thơ 0 19 10 4 4 4 10 140 100 123 137 Vĩnh Long 0 8 8 10 10 8 40 71 94 98 95 Tiền Giang 0 0 0 2 2 2 43 43 43 49 46 Hậu Giang 0 0 0 0 0 0 3 3 3 2 5 Trà Vinh 0 0 0 0 0 6 10 16 21 21 32 Bến Tre 0 0 0 0 0 0 4 25 31 32 41 Tổng 46 82 89 92 891 1.617 1.976 5.171 5.633 5.684 5.775

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)