Củng cố thị trường truyền thống và tìm kiếm thị trường mới bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 136)

c. Nhu cầu lao động chế biến cá tra

3.3.4.3.1. Củng cố thị trường truyền thống và tìm kiếm thị trường mới bằng

các chuyến khảo sát xúc tiến thương mại

Sản phẩm cá tra hiện đã có mặt tại 140 quốc gia và vũng lãnh thổ trên khắp thế giới. Trong đó các thị trường truyền thống nổi tiếng của mặt hàng này là: EU, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Autrailia...Đây là những thị trường mang lại giá trị xuất khẩu rất lớn cho nước ta bởi quy mô và nhu cầu tiêu dùng khơng ngừng gia tăng. Nhưng chính sự lợi thế phát triển này đã làm cho cá tra rơi vào tầm ngắm của các nhà bảo hộ mậu dịch và cả sự cạnh tranh mạnh mẽ của một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan...nên tình hình xuất khẩu trong thời gian qua ln đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Do đó cần tìm kiếm cơ hội và khai thác tiềm năng ở các thị trường mới.

Tiêu chí để lựa chọn thị trường mới là những thị trường có nhu cầu tiêu dùng ca tra ngày càng nhiều trong giai đoạn tới và ít khắt khe trong việc thiết lập các rào cản: Mexico, Canada, Brazil, các nước Đông Âu, Trung Đông …Để thâm nhập vào các thị trường này phải có những chuyển nghiên cứu, khảo sát xúc tiến thương mại,

phân tích mơi trường kinh doanh vĩ mơ để có những chiến lược tiếp thị hiệu quả với những phản ứng của các đối thủ cạnh tranh.

Thị trường UAE: thị trường các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất

UAE là một thị trường có nhu cầu lớn về nhập khẩu thủy sản, không chỉ để tiêu thụ trong nước mà còn được tái xuất đi các nước thứ 3. Hiện nay UAE chỉ tự túc được khoảng 25% nhu cầu tiêu thụ thủy sản của cả nước, phần còn lại phải nhập khẩu và tỷ trọng này đang có xu hướng tăng. Bên cạnh đó hệ thống thuế quan đánh vào thực phẩm nhập khẩu ở UAE rất thấp kể cả mặt hàng thủy sản, các mặt hàng như cá tươi, cá ướp lạnh hoàn toàn được miễn thuế nhập khẩu, một số mặt hàng thủy sản khác có mức thuế nhập khẩu 5%.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, việc xuất khẩu sang UAE có nhiều khó khăn hơn so với các nước khác vì khơng có đường vận tải biển và hàng không trực tiếp giữa hai nước, thời gian vận chuyển lâu khiến cho chi phí tăng, làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm bị giảm sút. Do đó để có thể tăng xuất khẩu sang UAE, các DN cần xúc tiến một số giải pháp cụ thể như:

 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt các chính sách, qui định và nhu cầu của thị trường, các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan, vệ sinh an toàn thực phẩm…cần đặc biệt quan tâm đến những qui định trong chế biến thực phẩm phù hợp với tín ngưỡng đạo Hồi.

 Tham gia các hội chợ thủy sản để nắm bắt thói quen tiêu dùng của khách hàng và tìm kiếm đối tác quốc tế.

 Để xuất khẩu được thực phẩm vào UAE, các doanh nghiệp phải có được chứng nhận Halal, bởi chứng nhận này giúp cho người tiêu dùng yên tâm khi mua sản phẩm đã thỏa mãn niềm tin tôn giáo của họ.

xuất khẩu. Các đối tác UAE rất coi trọng mối quan hệ cá nhân, việc trao đổi thông tin qua lại giữa doanh nghiệp với phí đối tác rất cần thiết, bởi khi đã tin tưởng thì họ sẵn sàng thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài. Thông thường, người tiêu dùng Hồi giáo khi đã chấp nhận một nhãn hiệu hàng hóa nào đó thì rất ít khi thay đổi thói quen tiêu dùng của họ.

Thị trường Mehico: Mehico được đánh giá là thị trường khá ổn định

và tiềm năng cho cá tra Việt Nam. Với phương thức thanh toán đơn giản, rõ ràng, khối lượng nhập khẩu tương đối ổn định, giá cả phải chăng, phí vận chuyển trung bình, u cầu về chất lượng, kỹ thuật sản phẩm khơng q cao... Chính những lý do này khiến Mehico tạo sức hút đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Do đó để thâm nhập sâu vào thị trường này, các doanh nghiệp cần:

 Nâng cao tính chuyên nghiệp trong quan hệ với đối tác Mehico, cung cấp thông tin kịp thời về chào hàng, tiến độ thực hiện hợp đồng, xác nhận mẫu mã bao bì, xuất hàng, chứng từ…

 Đối với những nhà nhập khẩu Mehico đã có đại diện tại Việt Nam, cơng ty cần có chính sách quan hệ tốt để xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài.

 Tham gia các hội chợ triển lãm thực phẩm và thủy sản quốc tế để tìm hiểu xu hướng tiêu dùng và tích cực tiếp thị hình ảnh cá tra Việt Nam.

=> Vài năm trước đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa quan tâm đến thị trường Trung Đông, Mehico nhưng gần đây, khu vực này bắt đầu được xem là một thị trường quan trọng tuy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản mặc dù đây là những thị trường rất yêu thích mặt hàng cá tra fillet. Trong điều kiện một số thị trường truyền thống như Mỹ, EU đang gây khó

khăn bằng chính sách bảo hộ với các rào cản thương mại đi đôi với áp lực cạnh

tranh gay gắt thì những thị trường như UAE hay Mehico là một cứu cánh cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.

Bắt đầu từ chất lượng: hai giải pháp trọng tâm là quy hoạch tổng thể và sự

liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cá tra đã nổi bật tiêu chí chất lượng trong quá trình sản xuất cá tra. Chất lượng được chú trọng từ việc gây giống, ương dưỡng, nuôi cá thương phẩm cho đến khi chế biến xuất khẩu.

Thống nhất tên gọi cho thương hiệu cá tra Việt Nam: mỗi thị trường nhập

khẩu có những quy định riêng về cách ghi tên trên bao bì. Cụ thể: - US FDA (Mỹ): Phân biệt 2 loài P. hypophthalmus và P.bocourti - AQIS (Oxtralia): Basa cho tất cả các loài Pangasius

- FSA (Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh Quốc): 5 tên chung tuỳ chọn cho tất cả các loài cá họ Pangasidae: Basa, Pangasius, Panga, Pangas, River Cobbler, có ghi thêm catfish hoặckhơng.

Do đó trong thời gian sắp tới, các doanh nghiệp xuất khẩu nên thống nhất cách đặt tên chung để chứng tỏ sự vững mạnh từng bước trong chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho ca tra Việt Nam trên thị trường thế giới. Người tiêu dùng ở khắp mọi nơi khi nhìn thấy sản phẩm sẽ nhận biết được thương hiệu quốc gia. Các tên gọi chung có thể sử dụng và được chấp nhận ở các nước: Tra hoặc Pangasius.

Ngoài ra, để xây được thương hiệu thì các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi cách làm ăn, từ đó thay đổi tập quán sản xuất của bà con, phải trang bị kiến thức, nâng cao năng lực hội nhập cho cán bộ và nông dân các vùng sản xuất cá tra để họ hiểu rõ vận hội, nắm bắt thời cơ, hạn chế rủi ro... nhằm xây dựng được hình ảnh uy tín cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới.

Đa dạng hóa sản phẩm cá tra xuất khẩu, tập trung phát triển sản phẩm giá

trị gia tăng: Hầu hết các doanh nghiệp đều trong quá trình thăm dò đối với việc đưa

sản phẩm giá trị gia tăng ra thị trường nước ngoài. Thứ nhất, khả năng am hiểu thị hiếu người tiêu dùng của các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Thứ hai, việc đầu tư công nghệ , nghiên cứu công thức chế biến tốn kém và phức tạp nên không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng chế biến sản phẩm cá tra giá trị gia tăng. Do

mà những sản phẩm giá trị gia tăng mang lại rất lớn. Trước nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tập trung phát triển sản phẩm cá tra giá trị gia tăng chứ không đơn thuần xuất khẩu dưới dạng fillet đơng lạnh.

3.3.4.3.3. Chủ động phịng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài

Để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp của Việt Nam, tạo niềm tin và động lực khi xuất khẩu, chính phủ cũng như bản thân các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị về mặt pháp lý khi thâm nhập vào các thị trường, nhất là Mỹ - một thị trường rất phức tạp. Trong thời gian qua, cá tra luôn gặp phải sự phản kháng từ các tổ chức quốc tế mà chủ yếu là đương đầu với các vụ kiện bán phá giá. Nguyên nhân chủ yếu bên ta khơng có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về luật pháp quốc tế để đủ khả năng thụ lý những vụ kiện, những tranh chấp thương mại để ứng đối trong những vụ kiện quốc tế. Do vậy:

Đối với Chính phủ:

- Chính phủ nên khuyến khích các hiệp hội như VASEP, VINAFIS… đặt văn phịng đại diện ở nước ngồi chun liên hệ vận động cho lợi ích quốc gia mình.

- Mặt khác, chính phủ cũng nên thành lập quỹ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất cá tra khi có các vụ kiện xảy ra. Vì khi theo kiện, những người nơng dân Việt Nam sẽ phải chịu những phí tổn khơng nhỏ. Lúc đó quỹ hổ trợ sẽ phát huy tác dụng.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu:

- Tích cực tìm hiểu, nâng cao hiểu biết về luật pháp các nước đối tác, thu thập thông tin đầy đủ, từ đó giúp cho các doanh nghiệp am hiểu hơn về môi trường kinh doanh quốc tế. Cần chuẩn bị một đội ngũ luật sư có kinh nghiệm, kiến thức tốt để chuẩn bị sẵn sàng cho các vụ kiện.

- Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng...

Đối với các hiệp hội:

Tăng cường vai trò của các hiệp hội nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển xuất khẩu. Đồng thời yêu cầu việc tham gia hiệp hội ngành nghề là quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh hoặc cho các doanh nghiệp tham gia các hiệp hội được hưởng nhiều ưu đãi hơn về thuế, dịch vụ công cộng… Yêu cầu các hiệp hội cải tổ lại cách thức hoạt động sao cho có hiệu quả và hợp lý hơn, giúp các doanh nghiệp bảo vệ tối đa lợi ích của họ.

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để giải pháp có tính khả thi khi thực hiện, thứ nhất, bản thân các doanh

nghiệp phải ý thức được tầm quan trọng trong phương thức kinh doanh của mình, cạnh tranh cơng bằng , lành mạnh để tạo uy tín chung cho thương hiệu cá tra Việt Nam. Thứ hai, khi thâm nhập vào thị trường mới cần tìm hiểu và nghiên cứu về luật pháp, tập quán kinh doanh, những yêu cầu về nhập khẩu hay sở thích tiêu dùng, từ đó họach định những chiến lược thich hợp trong từng giai đoạn. Thứ ba, đóng vai trị tiên quyết là sự hỗ trợ của chính phủ và các hiệp hội ngành thủy sản trong việc bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.

3.3.4.5. Phân tích lợi ích dự kiến

Lợi ích thứ nhất có thể nhận thấy, thông qua các hội chợ triển lãm, các cơ hội xúc tiến đầu tư... các doanh nghiệp sẽ quảng bá hình ảnh và thương hiệu cá tra Việt Nam nhằm giúp người tiêu dùng thế giới hiểu rõ giá trị của sản phẩm đồng thời ngăn chặn các hoạt động nói xấu cá tra vì mục đích cạnh tranh từ phía các thị trường

khách hàng trên thế giới, có điều kiện tìm hiểu các kênh phân phối, tiêu thụ cá tra quốc tế. Thứ ba, luôn trong tư thế chủ động để đối phó với những thử thách mới của các tổ chức quốc tế.

3.3.4.6. Khó khăn khi thực hiện giải pháp

Điểm yếu của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là hiểu biết rất ít về thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình, khơng có được thơng tin về người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, họ khơng thể vươn xa đến những công đoạn sau của chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu mà chỉ dừng lại ở khâu xuất sản phẩm thơ. Mặt khác mỗi doanh nghiệp có tiêu chí phát triển riêng nên khi đề xuất xây dựng thương hiệu chung sẽ vấp phải sự bằng mặt nhưng khơng bằng lịng. Nhưng rõ rãng đế có sự phát triển bền vững trong tương lai thì buộc các doanh nghiệp phải bỏ qua cái tôi để liên kết chặt chẽ cùng nhau phát triển. Đó là vấn đề sống còn của tất cả các nhân tố trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL.

3.4. CÁC KIẾN NGHỊ

Bên cạnh những thành tựu đạt được, chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL vẫn còn lộ rõ những yếu điểm. Do đó để hổ trợ cho các tác nhân trong chuỗi thực hiện được các giải pháp đã đề xuất, tác giả xin kiến nghị với Nhà nước và các hiệp hội thủy sản như sau:

3.4.1. Với Bộ NN & PTNT

- Hỗ trợ về vốn cho xúc tiến thương mại, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới cho sản xuất, thường xuyên mở các khóa đào tạo hoặc tập huấn ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho các nhà máy chế biến, nhà sản xuất giống, cá thương phẩm. Cập nhật liên tục và kịp thời các tiêu chuẩn mới về chất lượng và vệ sinh thực phẩm của các thị trường nhập khẩu.

- Bộ cần tích cực phối hợp với địa phương, với người sản xuất và với doanh nghiệp để xây dựng và bảo vệ thành công thương hiệu cho sản phẩm cá tra của Việt Nam.

- Thay đổi cơ chế quản lý kháng sinh, hóa chất và phụ gia như việc ban hành danh mục những chất được phép sử dụng thay vì danh mục chất cấm như hiện nay, bởi vì số lượng những chất được phép sử dụng ít thay đổi và đều được cả EU, Mỹ và nhiều thị trường khác chấp thuận. Việc bổ sung thêm các chất mới vào danh sách chất được phép sử dụng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều so với việc kéo dài triền miên danh mục các chất bị cấm.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nguyên liệu đến chế biến, bảo quản, lưu thông và kinh doanh thực phẩm. Sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.4.2. Với UBND các tỉnh/thành trong vùng ĐBSCL

- Có chính sách thơng thống hơn và tạo nhiều ưu đãi để huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

- Khuyến khích lập dự án nghiên cứu khả thi ngay sau khi Quy hoạch được phê duyệt.

3.4.3. Đối với các hiệp hội: hiệp hội nghề cá, hiệp hội chế biến và xuất

khẩu thủy sản VASEP

- Các Hiệp hội cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành chức năng, các đơn vị chuyên môn các cấp ở các tỉnh thành để nắm chính xác tình hình, kết quả sản xuất. Có những chủ trương, chính sách, giải pháp hỗ trợ hữu hiệu, ứng phó với diễn biến thị trường dựa trên các dự báo, thông tin thị trường chính xác.

doanh nghiệp với cơ quan quản lý và bạn hàng quốc tế, tăng cường hợp tác chặt chẽ với các Hiệp hội thủy sản trong khu vực để cập nhật thông tin giá cả thị trường, khả năng cung cầu tiến tới điều tiết thị trường với vai trò vị thế một quốc gia sản xuất và xuất khẩu số một thế giới.

- Việc thành lập một trung tâm thông tin cấp quốc gia, chuyên sâu cho ngành hàng cá tra là rất cần thiết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với mong muốn góp phần cho hoạt động của các nhân tố trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL phát triển bền vững và hiệu quả trong giai đoạn 2011-2020 cũng như mang lại lợi ích kinh tế quốc gia, tác giả đã đề xuất các giải pháp:

- Quy hoạch tổng thể vùng nuôi – sản xuất cá tra - Liên kết bền vững trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 136)