TRA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết nhằm mục tiêu phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL, tác giả nghiên cứu một số kinh nghiệm triển khai thực hiện của Ấn Độ và Indonesia. Mặc dù đây là hai nước có sản lượng cá tra cũng như giá trị xuất khẩu thấp hơn Việt Nam rất nhiều cũng như Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong ngành cá tra như thành công trong việc sản xuất cá tra giống nhân tạo, nuôi cá trong mội trường nước luân lưu nhưng đây vẫn là những kinh nghiệm mà tác giả nhận thấy rằng có thể tham khảo và áp dụng trong việc hoàn thiện chuỗi giá trị cá tra ở ĐBSCL.
1.3.1 Bài học kinh nghiệm của Ấn Độ
Mặc dù việc nuôi trồng và xuất khẩu cá tra của Ấn Độ sinh sau đẻ muộn so với ĐBSCL, nhưng với diện tích nhỏ nên việc quản lý và kiểm sốt của Ấn Độ có tính chun nghiệp hơn. Năm 2009, Ấn Độ đã áp dụng thành công phương pháp BMP (quy phạm thực hành tốt hơn). Đây là phương pháp nhằm gia tăng tính bền vững trong chuỗi giá trị cá tra của Ấn Độ. Phương pháp này nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu tác động đến mơi trường, đảm bảo an tồn thực phẩm, chia sẽ rủi ro và đề cao tính cộng đồng. Để đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện BMP, các hộ ni liền kề tập hợp thành nhóm, có thể dưới hình thức hiệp hội, câu lạc bộ hay hợp tác xã, để cùng thực hiện BMP do nhóm mình đưa ra và cùng quyết định các vấn đề kỹ thuật cũng như mua bán. Ngoài ra cần phải hoạch định chặt chẽ 9 nhân tố sau: sự tham gia đầy đủ các thành viên, phân chia lợi nhuận khi thành công, thống nhất về mặt kỹ thuật, gắn kết trách nhiệm cộng đồng, hành động theo nhóm, phân cơng trách nhiệm rõ ràng, lãnh đạo năng động, bình đẳng trong mọi hoạt động, và chia sẽ thơng tin.
của Cục Xúc tiến xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA). Những thơng tin về lộ trình từ đầu vào cho đến ra của cá tra đều được tổng hợp và báo cáo về Hiệp hội. Dựa vào các số liệu về sản lượng, giá cả thu mua sẽ được thông qua đấu thầu bởi các nhà xuất khẩu thuộc Hiệp hội. Nhờ đó, các nhà xuất khẩu Ấn Độ ln có được nguồn hàng cung ứng ổn định, nên khơng có hiện tượng tranh mua tranh bán, và lũng đoạn thị trường.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm của Indonesia
Indonesia là một trong những nước nằm trong khu vực hạ lưu sông Mêkong, được thiên nhiên ưu đãi nguồn cá tự nhiên phong phú như Việt Nam. Năm 2005, Chính phủ Indonesia công bố dự án phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững áp dụng kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến và đạt an toàn vệ sinh thực phẩm tại năm tỉnh đứng đầu về sản lượng nuôi cá tra: Sumatra, Java, Kalimatan, Bali Nusatengara, Sulawesi. Theo dự án này Indonesia sẽ liên kết 5 vùng sản xuất trong một chuỗi cung cấp bền vững dưới sự quản lý của Hiệp hội thủy sản Indonesia (ISBC). Sự liên kết nhằm tiến tới những vấn đề sau:
- Đảm bảo nguyên tắc sản xuất theo nhu cầu, quy mô sản lượng của thế giới, và phát triển theo xu hướng nhằm bảo vệ quyền lợi cho tất cả các thành tố của cả chuỗi sản xuất.
- Chú trọng đến việc thân thiện với môi trường. Thiết lập các hệ thống truy xuất nguồn gốc và động viên doanh nghiệp đáp ứng các chứng nhận quốc tế phù hợp.
- Có trách nhiệm chia sẻ thơng tin và duy trì danh sách đen các cơng ty nước ngồi có liên quan đến hoạt động thương mại bất hợp pháp hoăc có nghi vấn, nhằm tránh giao dịch với các cơng ty đó. Các thơng tin này được sử dụng để hỗ trợ mơi trường kinh doanh bình đẳng, trung thực và tránh các thiệt hại không cần thiết cho doanh nghiệp.
Từ những kinh nghiệm của các quốc gia trong việc phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra trên thế giới, bài học kinh nghiệm rút ra cho chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL như sau:
Bài học 1: Liên kết chặt chẽ các bên có liên quan trong chuỗi giá trị
để đảm bảo phát triển bền vững, giảm rủi ro từ hiện tượng mất cân đối cung và cầu, giảm tối đa tình trạng hoạt động tự phát manh mún dẫn đến chất lượng và uy tín cá tra sụt giảm trên thị trường thế giới.
Bài học 2: Cần hình thành Hiệp hội thủy sản bao gồm người sản xuất
và doanh nghiệp xuất khẩu để bảo vệ quyền lợi cho những bên liên quan. Hiệp hội sẽ tổ chức đấu thầu cho các nhà xuất khẩu để họ có được lượng hàng ổn định và đảm bảo chất lượng. Đồng thời, bảo vệ quyền lợi cho người nuôi cá.
Bài học 3: Từng bước đưa công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào qui trình ni cá tra để đảm bảo cá tra được sản xuất hồn tồn trong mơi trường sạch. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần ngồi lại để thống nhất mức giá sàn nhằm tránh tình trạng bán phá giá như hiện nay gây thiệt hại chung cho toàn ngành.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nghiên cứu lý thuyết chuỗi giá trị của Michael Porter và các học giả cho ta cái nhìn bao quát về hình ảnh chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL . Tuy nhiên cùng với những nguy cơ tiềm ẩn mà phát triển bền vững đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản lại trở nên cấp thiết. “Phát triển bền vững cho ta sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” ở 3 khía cạnh chính: mơi trường, xã hội và kinh tế. Bên cạnh đó cùng với những nghiên cứu về bài học kinh nghiệm của Indonesia và Ấn Độ sẽ là cơ sở để rút ra những bài học quan trọng cho việc phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL.
Trong chương 2, tác giả sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL trong thời gian qua và nhận diện những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững. Đây sẽ là cơ sở vững chắc để đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh tính bền vững trong chuỗi giá trị cá tra trong thời gian tới (chương 3). Trong tiến trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đây cũng sẽ là những giải pháp bức thiết giúp ngành thủy sản Việt Nam nói chung và ngành cá tra ĐBSCL nói riêng từng bước nâng cao vị thế trong chuỗi thủy sản toàn cầu.
THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KHÔNG BỀN VỮNG