2.2. Phân tích các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL
2.2.2.2.3. nhiễm môi trườn g một trong những nguyên nhân khiến
nghề nuôi cá tra ĐBSCL điêu đứng.
Theo số liệu thống kê ở mục 2.2.2.1 , dấu hiệu ô nhiễm mơi trường nhen nhóm từ khá lâu nhưng bắt đầu bùng phát mạnh từ những năm 2006, 2007 khi mơ hình đào ao ni cá tra phổ biến và phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch. Song song với diện tích đào ao tăng lên kéo theo những tác động xấu đến môi trường đất, môi trường nước và các hệ sinh thái. Thêm vào đó các hộ nuôi cá chỉ chạy theo lợi nhuận mà không có nhiều kinh nghiệm ni trồng cũng như xử lý chất thải. 79% hộ nuôi đều không quan tâm đến việc xây dựng hệ thống ao lắng để xử lý nước trước khi cho vào ao nuôi và xử lý nước thải trước khi xả ra sơng rạch. Chính sự phát triển ồ ạt của nghề nuôi cá tra và thái độ thờ ơ trong việc xử lý nước thải để bảo vệ môi trường của người nuôi cá đã, đang và sẽ làm cho sông rạch mất khả năng tự làm sạch và ơ nhiễm nghiêm trọng, có thể trở thành những dịng sơng chết do chất thải từ các ao ni cá tra.
Theo phép tính tốn của các chuyên gia để đạt được sản lượng trung bình khoảng 200 tấn cá/ha với hệ số chuyển đổi thức ăn là 1,6 thì cần sử dụng lượng thức ăn tối thiểu là 320 tấn và lượng chất hữu cơ thải ra mơi trường là 256 tấn. Vì thực tế
lắng đọng trong môi trường nước trở thành chất hữu cơ bị phân hủy. Đây là nguồn chất thải nguy hiểm, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự biến đổi màu của nguồn nước trên sông rạch. Như vậy, theo quy hoạch phát triển đến năm 2020 sản lượng cá tra nuôi trồng tại ĐBSCL sẽ là 1.850.000 tấn thì lượng chất thải tương ứng 2.368.000 tấn chất hữu cơ, trong đó có 93.240 tấn N; 19.536 tấn P và 651.200 tấn BOD5. Quả thật, con số trên là một thách thức lớn và nếu khơng có giải pháp hạn chế sẽ là hiểm họa đối với mơi trường nước vùng ĐBSCL nói chung và đặc biệt nghiêm trọng đối với các vùng ni cá tra nói riêng.
Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả năm 2010
Trong số những hộ có ý thức xử lý chất thải thì chỉ có 33,33% quan tâm xử lý thường xuyên và 66,67 % xử lý khi cần thiết.
Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả năm 2010
Ô nhiễm môi trường là một thực trạng báo động đỏ ở ĐBSCL nhưng cho đến nay vấn đề quản lý cũng như giải pháp khắc phục vẫn còn hạn chế. Hiện tượng mất cân bằng sinh thái biểu hiện rõ nét ở vấn đề dịch bệnh phát sinh trên diện rộng làm cho cá tra chết hàng loạt, tỷ lệ hao hụt tăng cao. Mặt khác cá tra được nuôi trong mơi trường an tồn là một trong những điều kiện tiên quyết khi đáp ứng các tiêu chuẩn của thế giới nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Ơ nhiễm mơi trường kéo dài khơng chỉ gây tác động xấu đến hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng đến đời sống con người, làm chất lượng cá tra sẽ sụt giảm trầm trọng. Liệu rồi tiềm năng vàng của vùng ĐBSCL có tiếp tục được đón nhận trên thị trường thế giới trong tương lai hay khơng ?. Do đó để phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra ÐBSCL thì các giải pháp nhằm cải thiện môi trường là một trong những vấn đề bức thiết.
2.2.2.2.4. Khả năng kiểm soát các yếu tố đầu vào của hộ nuôi cá tra
thương phẩm
a. Nguồn thu mua cá giống
giống kết hợp ở nhiều nguồn khác nhau, không rõ nguồn gốc, trong đó nhiều nhất là từ các các cơ sở ương nuôi cá giống trong tỉnh 39,11% và chọn mua giống từ các tỉnh lân cận ở vùng ĐBSCL với 37,57%. Cá giống thu mua từ thương lái hoặc các cơ sở kinh doanh giống chiếm 6,36%. Ngoài các nguồn cung cấp trên, nhiều vùng ni có quy mô lớn trực thuộc quản lý bởi các công ty thủy sản có uy tín nên tự sản xuất con giống theo một quy trình khép kín từ đầu vào cho đến đầu ra chiếm 16,96%.
Bảng 2.5. Nguồn thu mua cá giống của các nhà nuôi cá tra Nguồn thu mua cá giống Tần suất Tỷ lệ (%)
Hộ ương giống trong tỉnh 203 39,11
Thương lái cá giống 33 6,36
Tự sản xuất giống 88 16,96
Tỉnh khác 195 37,57
Tổng 519 100
Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả năm 2010
b. Cách thức chọn giống
Cách thức chọn giống trước khi mua của các hộ nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và dùng phương pháp cảm quan để đánh giá (90%) như: kích cỡ con giống tương đối đồng đều, màu sắc tươi sáng, hoạt động bơi lội nhanh không bị dị tật và hầm ương phải sạch. Thậm chí một số hộ mua cá giống không cần kiểm tra vì họ tin tưởng nơi bán có uy tín vì có mối quan hệ làm ăn lâu năm và những lô cá giống trước đều đạt chất lượng.
Đồ thị 2.6. Cách thức chọn giống
Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả năm 2010
c. Thức ăn nuôi cá tra thương phẩm
Để tiết kiệm chi phí, người nuôi cá tra thường dùng thức ăn tự chế (44,7%). Bên cạnh đó các hộ ni cũng mua trực tiếp từ các công ty chế biến thức ăn (27%), đó là những vùng ni trực thuộc các cơng ty thủy sản lớn sử dụng thức ăn của các nhà máy sản xuất nội bộ. Một số hộ kết hợp cả hai loại thức ăn trên trong q trình ni cá thương phẩm (28,3%).
Trong khi thức ăn viên cơng nghiệp mang lại nhiều hiệu quả khi nó ít gây ơ nhiễm môi trường nước, hàm lượng dinh dưỡng ổn định hơn so với thức ăn tự chế và làm tăng chất lượng sản phẩm cá thu hoạch tuy nhiên để tiết kiệm chi phí đa phần các hộ nuôi lại sử dụng thức ăn tự chế. Thực tế cho thấy hiện nay người nuôi cá trên địa bàn ĐBSCL sử dụng nhiều loại nguyên liệu để phối chế thức ăn và cách phối chế cũng khác nhau tùy theo kinh nghiệm nuôi và nguồn vốn của hộ ni. Ngun liệu chính để chế biến thức ăn tự chế phần lớn là cám, cá tạp, bột cá, bột đậu nành...Do vậy các loại thức ăn này thường không đảm bảo dinh dưỡng cho cá.
Đồ thị 2.7. Loại thức ăn sử dụng trong q trình ni cá tra
Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả năm 2010
d. Cơ cấu chi phí trong sản xuất cá tra thương phẩm
Ngồi chi phí cá giống 10,7% và các chi phí khác thì chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất 78,5% trong cơ cấu chi phí sản xuất cá tra. Do đó sự thay đổi của giá nguyên liệu sản xuất thức ăn trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến nhóm chi phí này và tác động trực tiếp đến giá thành sản xuất cá thương phẩm.
Đồ thị 2.8. Cơ cấu chi phí để sản xuất cá tra
Nguồn: kết quả phỏng vấn chuyên gia năm 2010
+ Giá nguyên liệu thức ăn
Trong hơn 4 năm qua , giá của các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản liên tục tăng cao. Đặc biệt là các loại mì lát, bột xương thịt, bã đậu nành...do nhu cầu khan hiếm của thị trường thế giới. Sự tăng giá này đã gây khó khăn cho hoạt động ni cá tra của các hộ nông dân. (Chi tiết về biến động giá của bã đậu nành,
bột cá 60P , bột xương thịt từ 2007-2010 xin tham khảo ở phụ lục số 06, số 07, số 08 )
+ Tiềm lực tài chính tài trợ cho hoạt động ni
Trong cơ cấu chi phí ở biểu đồ 2.8 có liên quan đến lãi suất ngân hàng. Chính vì lẽ đó sự thay đổi của chính sách tiền tệ (thắt chặt hay nới rộng) đều tác động đến khả năng tăng hay giảm vốn đầu tư của các vùng nuôi. Vốn đầu tư cho nuôi cá thương phẩm rất lớn, nhưng cũng tùy vào quy mô, mức độ công nghệ kỹ thuật ứng dụng. Qua nghiên cứu cho thấy vốn vay từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có tới 57% hộ sử dụng nguồn vốn từ ngân hàng, vay nóng từ tư nhân 41 % trong
những rủi ro nhất định cho các hộ nuôi khi lãi suất là một trong những nhân tố kinh tế khá nhạy cảm.
Đồ thị 2.9. Nguồn vốn tài trợ cho nuôi cá tra
Nguồn: kết quả khảo sát năm 2010
Bảng 2.6. Mục đích vay vốn
Mục đích vay vốn Tần số Tỷ lệ (%)
Mua con giống 175 45,45
Mua thức ăn 141 36,62
Đầu tư trang thiết bị 25 6,49
Chuẩn bị ao nuôi (nạo, vét, vệ sinh...) 27 7,01
Đầu tư khác 17 4,42
Tổng 385 100
Nguồn: kết quả khảo sát năm 2010
Trong 98 % vốn vay (bao gồm cả vay từ ngân hàng và tư nhân) có 36,62% được sử dụng để mua thức ăn thủy sản, mua con giống 45,45%, đầu tư trang thiết bị chiếm 6,49%. Ngồi ra cơng tác chuẩn bị ao nuôi như vệ sinh, nạo vét ao cũng được quan tâm đầu tư vốn, chiếm tỷ trọng 7,01% (Bảng 2.6).
2.2.2.2.5. Khả năng kiểm soát các yếu tố đầu ra của các hộ nuôi cá tra
a. Lịch sử biến động giá cá nguyên liệu (tiêu thụ đầu ra)
Một trong những rủi ro tiềm ẩn của các hộ ni cá tra chính là sự bất định của giá tiêu thụ đầu ra. Trong cuộc khảo sát trực tiếp có tới 11,94% hộ ni nhận định giá cả bấp bênh là một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay. Họ khó nắm bắt những biến động của thị trường và thường bị các công ty chế biến ép giá dựa vào việc đánh giá chất lượng sản phẩm. Trong giai đoạn 1998 - 2003, giá cá tra nguyên liệu trung bình khoảng 9.531 đồng/kg. Đến năm 2002 giá thu mua có xu hướng tăng và đạt cao nhất 11.000 đồng/kg. Nhưng bước sang năm 2003, giá cá nguyên liệu sụt giảm trầm trọng chỉ còn 7.792 đồng/kg. Giải thích cho hiện tượng này là do sự hấp dẫn của mức giá năm 2002, người nuôi đổ xơ đào ao thả cá làm gia tăng diện tích ni một cách nhanh chóng (xem phụ lục 2) làm nguồn cung tăng mạnh. Trong khi đó thị trường xuất khẩu bị thu hẹp bởi vụ kiện chống bán phá giá của hiệp hội nông dân nuôi cá da trơn Mỹ. Hai nguyên nhân này đã trực tiếp làm giá cá nguyên liệu giảm. Tác động này kéo theo hiệu ứng giảm diện tích ni cá vào năm 2004. Tuy nhiên khi lượng cung giảm thì giá thu mua nguyên liệu bắt đầu hồi phục.
Giai đoạn 2006-2010, đánh dấu những bước tăng trưởng nhanh của ngành cá tra Việt Nam, khi giá trị kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng con số. Các doanh nghiệp chế biến mở rộng thị trường và xây dựng nhiều nhà máy chế biến với công suất lớn. Giá cá nguyên liệu bình quân năm 2006 đạt 12.300 đồng/kg, năm 2007 tăng lên 13.800 đồng/kg, và 14.500 đồng/kg trong năm 2008. Gía cá nguyên liệu liên tục tăng cao vào những tháng cuối năm 2010 dẫn đến mức giá thu mua bình qn cả năm 17.312 đồng/kg.
Chính sự dao động giá này dẫn đến điệp khúc "thấy lời lao vào nuôi - dư thừa nguyên liệu, giá giảm - ngưng nuôi do lỗ lã - thiếu nguyên liệu, giá tăng cao" thường xuyên diễn ra, làm cho sự phát triển của chuỗi gia trị cá tra ĐBSCL không ổn định và luôn trong trạng thái bất an. Sự bất an này kéo theo sự xung đột giữa
nguy cơ mà cả hai bên đều chưa kiểm soát được. (phần này sẽ được phân tích kỹ ở mục kế tiếp)
Đồ thị 2.10. Biến động giá cá tra nguyên liệu từ 1998-3T/2011
Nguồn: Báo cáo phân tích thị trường Vinafood II
b. Thị trường đầu ra và mối quan hệ với nhà chế biến
Đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng xuất khẩu thủy sản, nhưng quá trình phát triển của ngành cá tra đã nảy sinh những vấn đề nội tại, đặc biệt là quan niệm khác nhau giữa người nuôi và các doanh nghiệp chế biến trong việc thực hiện hợp đồng thu mua. Phía doanh nghiệp than phiền rằng khi giá tăng nơng dân ”kìm cá” khơng bán, hoặc bán cho người khác, khơng chịu thực hiện hợp đồng. Trong khi đó người ni kêu ca doanh nghiệp ép giá, gây khó khăn khi giá xuống. Rõ ràng một mặt, cả hai phía cùng tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm để bán ra thị trường (trong và ngoài nước), mối quan hệ này mang tính cộng sinh do đó cả hai bên đều cần sự tồn tại của nhau và hiển nhiên sự tồn tại này chỉ có thể có khi cả hai bên đều có lãi. Mặt khác, đó là hai đối thủ cùng chia sẻ miếng bánh lợi nhuận thu được từ thị trường, và hoạt động theo nguyên tắc của thị trường là tối đa hoá lợi
nhuận cho mình. Chính sự phát triển q nhanh của ngành công nghiệp cá tra trong khi môi trường kinh doanh chưa phát triển tương xứng càng làm cho xung đột trên dễ bùng phát. Sự chưa tương xứng thể hiện ở mâu thuẫn giữa quy mô sản xuất quá lớn với hệ thống hỗ trợ thông tin, kiến thức, pháp luật cịn hạn chế. Do đó mỗi khi thị trường bị tổn thương thì hai bên sẵn sàng kết tội cho nhau thay vì đồn kết vượt qua hoạn nạn.
Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả năm 2010
Kết luận chung: Nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển tuy nhiên một nghịch lý xảy ra cá tra ln đương đầu với nhiều sóng gió. Sự thách thức này được tác giả nhận định qua hai khía cạnh chính. Thứ nhất, xuất
phát từ sự bất ổn trong chính chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL, khi các vùng ni phát
triển thiếu tính quy hoạch, mới chỉ chú ý đến mở rộng diện tích và năng suất mà bỏ quên vấn đề kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào, đầu ra trong quy trình sản xuất cá thành phẩm, bảo vệ môi trường nuôi cũng như thiếu tính liên kết nội bộ giữa hộ
ni và nhà chế biến. Có thể nói nghề ni cá tra ở ĐBSCL đang “bán dần” môi
trường để thu lợi nhuận và nếu hiện trạng này tiếp diễn thì suy thối mơi trường và các vấn đề khác như cạnh tranh thiếu lành mạnh do nuôi cá sẽ là cản trở lớn nhất
mắc trong nước, các tổ chức quốc tế nhanh chóng nắm lấy cơ hội đó để làm khó dễ cá tra khi đưa ra hàng loạt các quy định, các chứng chỉ chất lượng, thế là cá tra tiếp tục cuộc hành trình ngụp lặn trong biển rào cản.
2.2.3. Nhà cung cấp thức ăn và thuốc thú y thủy sản
Các cơ sở cung cấp thuốc và hóa chất thường kết hợp với các nhà cung cấp thức ăn và các dịch vụ khác phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Số lượng các đại lý thức ăn và thuốc thú y trong những năm gần đây ở con số khá cao, từ 654 đại lý (năm 2006) tăng lên 716 đại lý vào năm 2007 và năm 2008 với 763 đại lý. (Chi tiết
về số lượng đại lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản phục vụ nuôi cá tra xin tham khảo ở phụ lục số 09).
Nhìn chung cơng tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn, do lực lượng cán bộ mỏng, phương tiện và trang thiết bị phục vụ còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vẫn cịn những hiện tượng người ni phải sử dụng các loại thức ăn quá hạn, không đảm bảo chất lượng, các loại thuốc, hóa chất nhập lậu, khơng nhãn mác,….
2.2.4. Các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL
+ Nhà thu gom (thương lái)
Hiện nay, các nhà thu gom hay thương lái đã khơng cịn đóng vai trị quan trọng trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL như trước đây. Qua khảo sát ta nhận thấy rằng 91,3% các hộ nuôi bán trực tiếp cho các công ty chế biến, và chỉ có 8,7% được phân phối đến các nhà thu gom. Bán cho thương lái là sự lựa chọn cuối cùng của hộ ni khi họ khó tìm được người mua ở thời điểm thu hoạch hoặc khi cá có kích cỡ khơng phù hợp, ni q lứa, có dư lượng kháng sinh bị trả hàng. Bên cạnh đó, quy