Chất lượng đàn cá bố mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56 - 58)

2.2. Phân tích các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL

2.2.1.2.3. Chất lượng đàn cá bố mẹ

Qua khảo sát thực tế cho thấy rằng chất lượng đàn cá giống đang giảm sút nghiêm trọng. Đây chính là hiện tượng thối hóa giống mà các nhà khoa học đề cập đến. Hầu hết các trại giống chưa thực hiện tốt việc tuyển chọn và quản lý đàn cá bố

Cơ sở sản xuất cá bột Cơ sở ương cá giống  Cơ sở kinh doanh Cơ sở nuôi cá thịt Cung cấp cá bột Cung cấp cá giống Cung cấp cá bột Cung cấp cá giống 

mẹ, chỉ biết chạy theo lợi nhuận trước mắt mà khơng tính đến sức khỏe đàn cá về lâu dài. Nhiều cơ sở sản xuất giống chọn đàn cá bố mẹ phần lớn từ cá nuôi, với độ tuổi dao động từ 2 - 8 tuổi (trung bình 3,94 tuổi), trọng lượng từ 2,0 – 7,0 kg (bình quân 4 kg). Nguy cơ nhất là nhiều cơ sở cho cá bố mẹ thực hiện giao phối lần đầu khi cá mới 2 tuổi với trọng lượng 2,5 kg. Như vậy so với tiêu chuẩn quy định thì việc cho cá bố mẹ sinh sản ở độ tuổi này là chưa đạt tiêu chuẩn vì cá cịn q nhỏ và chưa đủ độ thành thục. Bên cạnh đó các trại giống thường lấy cá bố mẹ cùng đàn nên đã xảy ra hiện tượng đồng huyết, cận huyết làm suy giảm chất lượng con giống.

Bảng 2.4. Khảo sát các chỉ tiêu chất lượng đàn cá bố mẹ của các trại giống Diễn giải Trung

bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

1. Trọng lượng bình quân cá bố mẹ (kg/con) 3,5988 1,207062 2,0 7,0 2. Tuổi bình quân của đàn cá bố mẹ (tuổi) 3,94 1,745967 2,0 8,0 3. Số lần đẻ trong năm của cá cái (lần) 3,104 0,713571 2,0 4,0

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả năm 2010

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả năm 2010

lần/ một năm. Trong đó 30,4% trại giống ép cá cái đẻ 4 lần/năm, 48% 3 lần/ năm, chỉ có 21,6% trại giống thực hiện đúng quy định nhưng việc chọn đàn cá bố mẹ lại chưa đạt tiêu chuần. (Chi tiết những quy định về tiêu chuẩn đàn cá tra bố mẹ của

ngành xin tham khảo ở phụ lục số 01)

Kết luận chung: Giữ vai trò then chốt trong việc quyết định chất lượng sản

phẩm và lợi nhuận cho người nuôi, nhưng từ nhiều năm qua, khâu sản xuất giống cá tra ở ĐBSCL đang trong tình trạng báo động đỏ, bộc lộ rõ những yếu điểm xuất phát từ sự phát triển quá nhanh nhưng nằm ngồi tầm kiểm sốt của các cơ quan

quản lý. Các cơ sở sản xuất giống phát triển ồ ạt, chưa có sự đầu tư đội ngũ lao

động kỹ thuật, sử dụng những hình thức ép vỗ, kích dục tố… vượt quy định ngành,

chạy theo lợi nhuận làm chất lượng con giống ngày càng suy giảm. Bên cạnh đó lực lượng kiểm tra q trình lưu thông cá giống trên thị trường lại tỏ ra yếu kém dẫn

đến việc truy xuất nguồn gốc con giống luôn là một vấn đề bức thiết hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)