c. Nhu cầu lao động chế biến cá tra
3.3.4.3.3. Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá
Để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp của Việt Nam, tạo niềm tin và động lực khi xuất khẩu, chính phủ cũng như bản thân các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị về mặt pháp lý khi thâm nhập vào các thị trường, nhất là Mỹ - một thị trường rất phức tạp. Trong thời gian qua, cá tra luôn gặp phải sự phản kháng từ các tổ chức quốc tế mà chủ yếu là đương đầu với các vụ kiện bán phá giá. Nguyên nhân chủ yếu bên ta khơng có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về luật pháp quốc tế để đủ khả năng thụ lý những vụ kiện, những tranh chấp thương mại để ứng đối trong những vụ kiện quốc tế. Do vậy:
Đối với Chính phủ:
- Chính phủ nên khuyến khích các hiệp hội như VASEP, VINAFIS… đặt văn phịng đại diện ở nước ngồi chuyên liên hệ vận động cho lợi ích quốc gia mình.
- Mặt khác, chính phủ cũng nên thành lập quỹ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất cá tra khi có các vụ kiện xảy ra. Vì khi theo kiện, những người nơng dân Việt Nam sẽ phải chịu những phí tổn khơng nhỏ. Lúc đó quỹ hổ trợ sẽ phát huy tác dụng.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu:
- Tích cực tìm hiểu, nâng cao hiểu biết về luật pháp các nước đối tác, thu thập thơng tin đầy đủ, từ đó giúp cho các doanh nghiệp am hiểu hơn về môi trường kinh doanh quốc tế. Cần chuẩn bị một đội ngũ luật sư có kinh nghiệm, kiến thức tốt để chuẩn bị sẵn sàng cho các vụ kiện.
- Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng...
Đối với các hiệp hội:
Tăng cường vai trò của các hiệp hội nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển xuất khẩu. Đồng thời yêu cầu việc tham gia hiệp hội ngành nghề là quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh hoặc cho các doanh nghiệp tham gia các hiệp hội được hưởng nhiều ưu đãi hơn về thuế, dịch vụ công cộng… Yêu cầu các hiệp hội cải tổ lại cách thức hoạt động sao cho có hiệu quả và hợp lý hơn, giúp các doanh nghiệp bảo vệ tối đa lợi ích của họ.
3.3.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để giải pháp có tính khả thi khi thực hiện, thứ nhất, bản thân các doanh
nghiệp phải ý thức được tầm quan trọng trong phương thức kinh doanh của mình, cạnh tranh cơng bằng , lành mạnh để tạo uy tín chung cho thương hiệu cá tra Việt Nam. Thứ hai, khi thâm nhập vào thị trường mới cần tìm hiểu và nghiên cứu về luật pháp, tập quán kinh doanh, những yêu cầu về nhập khẩu hay sở thích tiêu dùng, từ đó họach định những chiến lược thich hợp trong từng giai đoạn. Thứ ba, đóng vai trị tiên quyết là sự hỗ trợ của chính phủ và các hiệp hội ngành thủy sản trong việc bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.
3.3.4.5. Phân tích lợi ích dự kiến
Lợi ích thứ nhất có thể nhận thấy, thông qua các hội chợ triển lãm, các cơ hội xúc tiến đầu tư... các doanh nghiệp sẽ quảng bá hình ảnh và thương hiệu cá tra Việt Nam nhằm giúp người tiêu dùng thế giới hiểu rõ giá trị của sản phẩm đồng thời ngăn chặn các hoạt động nói xấu cá tra vì mục đích cạnh tranh từ phía các thị trường
khách hàng trên thế giới, có điều kiện tìm hiểu các kênh phân phối, tiêu thụ cá tra quốc tế. Thứ ba, ln trong tư thế chủ động để đối phó với những thử thách mới của các tổ chức quốc tế.
3.3.4.6. Khó khăn khi thực hiện giải pháp
Điểm yếu của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là hiểu biết rất ít về thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình, khơng có được thơng tin về người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, họ khơng thể vươn xa đến những công đoạn sau của chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu mà chỉ dừng lại ở khâu xuất sản phẩm thô. Mặt khác mỗi doanh nghiệp có tiêu chí phát triển riêng nên khi đề xuất xây dựng thương hiệu chung sẽ vấp phải sự bằng mặt nhưng khơng bằng lịng. Nhưng rõ rãng đế có sự phát triển bền vững trong tương lai thì buộc các doanh nghiệp phải bỏ qua cái tôi để liên kết chặt chẽ cùng nhau phát triển. Đó là vấn đề sống cịn của tất cả các nhân tố trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL.