Hình thức xuất khẩu của cá tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 83)

c. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

2.2.5.2.4. Hình thức xuất khẩu của cá tra

Trước đây cá tra được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng phi lê cấp đông đơn thuần nhưng đến nay đã đa dạng hơn nhiều với các mặt hàng chế biến sẵn như: chả cá; tẩm bột; cá tra cắt khoanh muối sả; cắt khúc; sandwich; bánh mè; bao bắp non; cà chua nhồi cá tra; bơng bí nhồi cá tra; bao tử dồn chả hải sản; xúc xích, phi lê cuộn nhồi tôm; cá tra nhồi cá hồi... Ngồi dạng chế biến sẵn thì một số doanh nghiệp cịn có mặt hàng khơ (chủ yếu ở An Giang) như bong bóng cá tra sấy khơ; khơ cá tra phồng. ( Phân viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản phía Nam).

Đồ thị 2.12: Hình thức xuất khẩu của cá tra

Nguồn: kết quả khảo sát năm 2010

Tuy nhiên trong kết quả khảo sát 2010, 59,46% sản phẩm cá tra fillets xuất khẩu, nguyên con cắt khúc 18,92% trong khi đó các sản phẩm giá trị gia tăng như đề cập ở trên vẫn cịn q ít, chỉ chiếm 8,1%. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp chế biến nào cũng sản xuất những mặt hàng gia tăng này, đa phần là các doanh nghiệp lớn như Agifish, Afiex, Vĩnh Hoàng...

Đối với sản phẩm giá trị gia tăng, ngoài một số lượng khá nhỏ dành cho xuất khẩu, 91,89% sản phẩm tập trung tiêu thụ tại thị trường nội địa qua hai con đường phân phối chính: hệ thống siêu thị và hệ thống các đại lý.

Mơ hình 2.2: Kênh thị trường của sản phẩm giá trị gia tăng 8,1% 91,89%

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả năm 2010

Kết luận chung: Ngành chế biến cá tra xuất khẩu đã đi qua một chặng đường đầy triển vọng nhưng cũng đầy thách thức và cam go, từ việc đối mặt với

nguồn cung bất ổn, lúc thừa, lúc thiếu nguyên liệu cho đến việc “tranh mua giành

bán”, “chơi xấu lẫn nhau” của các doanh nghiệp xuất khẩu. Quả thật vậy, hiện nay chỉ có khoảng 100 nhà máy chế biến cá tra, nhưng có hơn 200 doanh nghiệp thương mại tham gia thị trường xuất khẩu, trong khi khơng có một quy định nào kiểm soát các doanh nghiệp gây hỗn loạn thị trường. Tất yếu để đạt được lợi nhuận sự thiếu lành mạnh sẽ xảy ra. Đây là một vấn đề nhức nhối khi nghiên cứu nhóm tác nhân này. Ngoài ra hầu như bất kỳ một sản phẩm nào của Việt Nam chỉ dừng chân

Công ty CB/XK Xuất khẩu

Thị trường nội địa Đại lý

Nhà hàng/qn ăn

Siêu thị

ở vị trí “gia cơng” trong các chuỗi giá trị tồn cầu. Khơng ngoại lệ, khi cá tra Việt

Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng cũng rơi vào tình trạng tương tự. Các sản phẩm cá tra xuất chủ yếu dưới dạng sơ chế còn các sản phẩm có giá trị gia tăng lại chiếm tỷ trọng nhỏ và khơng có sự đa dạng về chủng loại. Trong khi những dịng

sản phẩm này có giá xuất rất cao, gần gấp đôi so với các sản phẩm fillets thông

thường. Mặt khác các công đoạn mang lại giá trị cao như: thương hiệu, marketing, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm đều do phía đối tác nước ngoài thực hiện. Ngay sau khi các sản phẩm fillet được xuất xưởng tại Viện Nam thì tồn bộ các cơng đoạn sau đó như gắn thương hiệu của các nhà nhập khẩu quốc tế, thị

trường tiêu thụ, khách hàng...thì phía Việt Nam khó nắm bắt được thơng tin. Đó

chính là lý do tại sao việc hưởng lợi của các tác nhân trong toàn chuỗi giá trị cá tra

ĐBSCL lại thấp và có sự chênh lệch lớn so với các tác nhân trong chuỗi thủy sản

toàn cầu. Và nếu chúng ta khơng có giải pháp để nâng cấp vị thế chuỗi thì như các chuyên gia nhận định “mãi mãi chỉ nằm trong cái xưởng gia công khổng lồ của thế giới, hưởng lợi ít mà thách thức thì nhiều”. Một vấn đề cần được quan tâm: tại sao chúng ta không kết hợp để xây dựng một thương hiệu chung cho cá tra Việt Nam, tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng nước ngoài để nghiên cứu và phát triển những sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường mà ta hướng tới trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)