6. Kết cấu luận văn
2.2. Tình hình hoạt động huy động vốn
2.2.1. Quy mô vốn huy động
2.2.1.1 Số dư vốn huy động và tốc độ tăng trưởng vốn huy động
ACB rất quan tâm, chú trọng đến công tác huy động vốn, vì thế vốn huy động của ACB liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn năm 2008-2011 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của các NHTM, tuy nhiên ACB luôn giữ được tốc độ tăng trưởng vốn huy động cao, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2008-2011 là 37,24%, cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của ngành ngân hàng.
Tính đến 31/12/2011 số dư vốn huy động của ACB là 234.503 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2008, chiếm 6,5% thị phần huy động của toàn ngành ngân hàng, tăng hơn 1% so với năm 2010, đạt thị phần cao nhất trong nhóm ngân hàng TMCP.
Số dư vốn huy động và tốc độ tăng trưởng vốn huy động của ACB giai đoạn 2008-2011 được thể hiện bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Tổng vốn huy động và tốc độ tăng trưởng vốn huy động của ACB giai đoạn 2008-2011
(đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng vốn huy động 91.174 134.502 183.132 234.503 Tốc độ tăng trưởng 21,66% 47,52% 36,16% 28,05%
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất các năm 2008-2011 của ACB – tính tốn của tác giả)
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động giai đoạn 2008-2011 được thể hiện qua hình 2.3 sau:
Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của ACB giai đoạn 2008 -2011
Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, việc huy động vốn của ngành ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên ACB vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng huy động trên 20%, đạt 21,66%. Năm 2009, tình hình kinh tế có phần khả quan hơn, ACB đã gia tăng mức tăng trưởng huy động lên 47,52%. Sang năm 2010, 2011 tình hình kinh tế khơng có nhiều cải thiện, lạm phát gia tăng trở lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế có chiều hướng giảm, cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn, tốc độ tăng trưởng vốn huy động ACB có xu hướng giảm nhẹ, song vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ở mức khá cao, năm 2010 tăng 36,16%, năm 2011 tăng 28,05%, tăng gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của toàn ngành ngân hàng.
Theo báo cáo tài chính quý 2 năm 2012 chưa hợp nhất của ngân hàng ACB cho tgay gắthấy tình hình huy động 6 tháng đầu năm 2012 của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, số dư huy động vốn giảm nhẹ so với số liệu cuối năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu cho sự suy giảm này được cho do NHNN có quy định chấm dứt huy động vàng có hiệu lực kể từ 1/5/2012 theo Thơng tư 11/2011/TT-NHNN và tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 cịn rất nhiều khó khăn. Vì vậy, để đạt được mục tiêu kế hoạch huy động vốn năm 2012, cũng như giữ vững thị phần huy động thì 6 tháng cuối năm ACB cần phải nổ lực phấn đấu rất nhiều.
2.2.1.2 Cơ cấu huy động vốn
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 0% 10% 20% 30% 40% 50% 21,66% 47,52% 36,16% 28,05%
Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng của ACB giai đoạn 2008- 2011 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng của ACB giai đoạn 2008-2011
(đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Các khoản nợ Chính phủ và NHNN - 0.0% 10.257 7,6% 9.452 5,2% 6.530 2,8% Tiền gửi các TCTD khác 9.902 10,9% 10.450 7,8% 28.130 15,4% 34.714 14,8% Tiền gửi của khách hàng
(bao gồm chứng chỉ tiền gửi)
75.113 82,4% 108.992 81,0% 137.881 75,3% 185.637 79,2%
Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác
- 0,0% 23 0,0% - 0,0% - 0,0%
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro
299 0,3% 270 0,2% 380 0,2% 332 0,1%
Trái phiếu 5.860 6,4% 4.510 3,4% 7.290 4,0% 7.290 3,1%
Tổng 91.174 100% 134.502 100% 183.132 100% 234.503 100%
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất các năm 2008- 2011 của ACB – tính tốn của tác giả)
Tiền gửi của khách hàng: Tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn huy động
chủ lực của ACB, tính đến 31/12/2011 tiền gửi khách hàng là 185.637 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 79,2% trong tổng nguồn vốn huy động của ACB. Số liệu qua các năm cho thấy ACB ln duy trì được tỷ trọng nguồn tiền gửi khách hàng ở mức cao, trên 75% tổng nguồn vốn huy động.
Vay từ NHNN, tiền gửi từ các TCTD: Trước những khó khăn trong việc
huy động từ tiền gửi khách hàng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 thì nhu cầu vốn từ thị trường cấp 2 trở nên cần thiết hơn so với cùng kỳ năm trước đối với tất cả các ngân hàng, không loại trừ ACB. Tỷ trọng nguồn vốn từ thị trường cấp
2 của ACB trên tổng nguồn vốn huy động năm 2008 là khoảng 10,9%, năm 2009, 2010 tăng lên lần lượt là 15,4% và 20.6%, sang năm 2011 giảm nhẹ xuống còn 17,6% và đạt 41.244 tỷ đồng (trong đó vay NHNN là 2,8%, tiền gửi từ các TCTD khác 14,8%), so với khoảng 25% của một số ngân hàng đồng đẳng khác, chẳng hạn như Eximbank (25%) và Techcombank (28%).
Các nguồn vốn huy động còn lại (vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay, các
cơng cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác, trái phiếu): Tỷ trọng các nguồn vốn còn lại chiếm tỷ trọng khơng đáng kể và có xu hướng giảm, từ mức 6,4% vào năm 2008 đến năm 2011 chỉ còn 3,2%, tương đương 7.622 tỷ đồng.
2.2.2. Hệ số giới hạn huy động vốn
Hệ số giới hạn huy động vốn của ACB giai đoạn 2008-2011 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Hệ số giới hạn huy động vốn của ACB giai đoạn 2008-2011
(đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Vốn tự Có (1) 7.766 10.106 11.377 11.959 Tổng vốn huy động (2) 91.174 134.502 183.132 234.503 Hệ số giới hạn huy
động vốn (3=1/2) 8,52% 7,51% 6,21% 5,10%
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất các năm 2008-2011 của ACB – tính tốn của tác giả)
Vốn huy động của ACB liên tục tăng mạnh qua các năm, trong khi vốn tự có tăng khơng đáng kể, dẫn đến hệ số giới hạn huy động vốn liên tục giảm từ mức 8,52% xuống còn 5,1% vào năm 2011, tương đương với mức huy động vốn gấp 19,61 lần vốn tự có, gần chạm mức huy động vốn tối đa được phép là khơng được vượt q 20 lần vốn tự có. Điều này chứng tỏ công tác huy động nguồn vốn của ngân hàng được chú trọng và có kết quả cao, tuy nhiên trong thời gian tới ngân hàng phải gấp rút thực hiện phương án tăng nguồn vốn tự có để gia tăng hệ số giới hạn huy động vốn, tránh tình trạng mức huy động vốn vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có làm tăng rủi ro mất khả năng chi trả của ngân hàng.
2.2.3. Lãi suất bình quân đầu vào
Giai đoạn năm 2008-2011, lãi suất bình qn đầu vào của ACB có nhiều biến động theo diễn biến lãi suất thị trường, có lúc lên đến gần 20%/năm, tuy nhiên ACB luôn giữ lãi suất bình quân đầu vào ở một con số và so với các ngân hàng khác thì lãi suất bình quân đầu vào của ACB vẫn thấp hơn, cụ thể năm 2011 lãi suất bình quân đào vào của ACB là 8,04 thấp hơn so với ngân hàng như Eximbank là 8,38% hay Sacombank là 10,41%. Mặt dù lãi suất bình quân đầu vào ở mức thấp nhưng vẫn đảm bảo hoạt động huy động vốn tăng trưởng bền vững, đây được xem là một thành công trong công tác huy động vốn của ngân hàng, góp phần giảm được chi phí huy động vốn.
Lãi suất bình qn đầu vào của ACB giai đoạn 2008-2011 được thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.7: Lãi suất bình quân đầu vào giai đoạn 2008-2011
(đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng chi phí huy động (1) 7.770 6.813 10.797 18.853 Tổng vốn huy động (2) 91.174 134.502 183.132 234.503 Lãi suất bình quân đầu
vào (3=1/2) 8,52% 5,07% 5,90% 8,04%
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất các năm 2008-2011 của ACB – tính tốn của tác giả)
Năm 2008 lãi suất thị trường được đẩy lên rất cao theo cơn sốt lạm phát của nền kinh tế gần 20%, lãi suất bình quân đầu vào của ACB được đẩy lên tới 8,5%, sang năm 2009 cơn sốt lạm phát dần được kiểm soát ở mức một con số và lãi suất bình qn đầu vào của ACB giảm xuống cịn 5,07%. Tuy nhiên năm 2010, 2011 lạm phát dần gia tăng trở lại lên mức 2 con số và lãi suất bình quân của ACB cũng tăng lên 5,9% vào năm 2010 và 8,04% vào năm 2011.
2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng