6. Kết cấu luận văn
2.4. Những hạn chế trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ
mại cổ phần Á Châu
Hoạt động tín dụng của ACB đạt nhiều thành tựu trong giai đoạn 2008-2011, tốc độ tăng trưởng trung bình nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng đạt mức khá cao, trên 35%/năm, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ln duy trì ơ mức thấp, tốc độ tăng trưởng trung bình thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng ở mức cao trên 50%/năm, mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng,.... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nổi bật, hoạt động tín dụng của ACB cịn bộc lộ một số hạn chế:
− Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng giảm mạnh, khơng cịn giữ được mức tăng trưởng gấp trên 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình qn của ngành, tăng trưởng tín dụng quý 2 năm 2012 chưa đến 1%.
− Tỷ lệ NQH và nợ xấu của ACB vẫn nằm trong mức an toàn và thấp hơn
nhiều so với tỷ lệ NQH, nợ xấu của tồn ngành, tuy nhiên tình hình tỷ lệ NQH, nợ xấu tăng nhanh từ cuối năm 2010 đến nay và chưa có dấu hiệu giảm tốc, do vậy ACB cần có biện pháp kiềm hãm sự gia tăng và từng bước giảm dần tỷ lệ NQH và nợ xấu trong thời gian tới.
− Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả hoạt động tín dụng như tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên, tỷ suất sinh lời tín dụng,... hầu hết đều thấp hơn so với đối cạnh tranh đồng đẳng như Sacombank hay Eximbank. Vì thế ACB cần có giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hơn nữa trong thời giản tới.
− Dư nợ tín dụng tập trung chủ yếu ở khu vực TP.HCM, chiếm trên 60% tổng dư nợ, kế đến là Miền Bắc chiếm trên 20% tổng dư nợ, các khu vực còn lại là Miền Đông, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Miền Trung chiếm tỷ trọng không đáng kể, chưa tới 20%. Điều này cho thấy dư nợ tại các khu vực khác TP.HCM chưa phát triển, ACB cần phải đẩy nhanh sự phát triển dự nợ tại các khu vực còn nhiều tiềm năng này.